Một Vài Hiểu Biết Về Đồng Thanh

Từ trước đến nay chúng ta hay có thói quen sử dụng tất cả những sản phẩm sẵn có để ứng dụng vào sản xuất và sinh hoạt mà không cần phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của nó

 

Một Vài Hiểu Biết Về Đồng Thanh

Bạn thử làm một ví dụ nho nhỏ sẽ thấy rõ điều đó. Thử hỏi những người xung quanh bạn xem, có biết đồng thanh là gì không? Và đồng thanh dùng để làm gì? Chắc chắc những cái lắc đầu sẽ nhiều hơn những người trả lời được. Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ với nhau khái niệm đồng thanh là gì?
Thực ra đồng thanh chính là hợp kim của đồng với bất kì nguyên tố nào trừ kẽm ra. Còn hợp kim của đồng với kẽm thì người ta gọi là đồng thau. Đơn giản vậy thôi. Giờ thì bạn đã có thể dùng câu trả lời này để giải đáp thắc mắc giúp họ.

Đồng thanh trong thời buổi hiện đại, được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Nếu như bạn quan sát những ngành chế tạo nguyên liệu, vũ khí, các ngành công nghiệp nặng, nhẹ…sẽ thấy rất nhiều sản phẩm được ứng dụng từ đồng thanh. Đây chính là lí do vì sao người ta tập trung chế tạo đồng thanh một cách tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng, cạnh tranh giá thành và chiếm lĩnh thị phần.
Người ta nấu hợp kim đồng thanh như thế nào? Trong điều kiện nào thì có thể nấu được, điều này lại là một chuyện khác nữa.
Câu trả lời là: Người ta có thể nấu đồng thanh đỏ
Đồng thanh đỏ chính là hợp kim đúc được ưa chuộng nhất hiện nay. Vì nó có tính đúc tốt. Trong đồng thanh đỏ, có cả kẽm ngoài Sn và Pb.
Trong nấu đồng thanh đỏ, người ta thổi khí N2 để khử khí hợp kim lỏng đồng thanh đỏ.
Người ta cũng có thể nấu đồng thanh thiếc. Trong thực tế thường hay sử dụng các loại hợp kim đồng thanh sau: CuSn 5, CuSn 10,…
Phải chú ý cần tiến hành khử ô xy trước khi chúng ta tiến hành rót. Việc tiến hành khử oxy cũng được thực hiện giống như phương pháp đồng thanh thiếc. Cũng cần phải thận trọng hơn để lượng P còn dư lại như phương pháp đồng thanh thiếc. Cũng cần phải thận trọng hơn để lượng P còn dư lại trong hợp kim không vượt quá 0,02 % vì đối với đồng thanh, rất dễ xảy ra phản ứng giữa khuôn.
Nếu như phối liệu lúc đầu chính là đồng nguyên chất thì quy trình luyện đồng thanh được diễn ra tuần tự như sau:
Sau khi lượng đồng tan chảy và sau khi tiến hành khử oxy bằng CuP 10 rồi thì phải điều chỉnh nhiệt độ đến 50 độ C trên đường lỏng, sau đó cho tiếp kẽm, theo nữa là Pb và sau chót là Sn…
Người ta cũng có thể nấu đồng thanh chì: khi nấu thường đưa thêm vào hợp kim các loại như: Sn, Ni và một số nguyên tố khác. Thời gian gần đây, khi tiến hành nấu đồng thanh người ta dùng KL và S để giúp cho Pb phân bố đồng đều trong tổchức. Ngược lại P và Si hoặc P để khử oxy trong đồng thanh chì được.
Người ta cũng có thể nấu đồng thanh nhôm. Tuy nhiên, đồng thanh nhôm 2 nguyên ít được sử dụng hơn. Vì chúng ít mang lại giá trị hữu dụng hơn những loại khác.
Bạn thấy đó, chỉ riêng việc định nghĩa về đồng thanh nguyên chất và các dạng đồng thanh thôi cũng đủ làm chúng ta rối rắm, nếu như chúng ta không được trang bị kiến thức. Nếu bạn làm những chuyên ngành có liên quan thì nên đọc và tham khảo thêm tài liệu. Nếu bạn không làm chung những chuyên ngành này, không có trách nhiệm phải nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đồng thanh, thì bạn cũng nên đọc để tham khảo, sẽ có một lúc nào đó, bạn cần đến những kiến thức hữu ích này. Bởi kiến thức không bao giờ là dư thừa.
>> DÂY CÁP ĐIỆN – định nghĩa như thế nào là đúng?

tag: dây cáp điện – thiết bị đóng cắt hyundai – hiểu biết về đồng thanh