Mục lục bài viết
Hiện nay thời tiết khí hậu ngày càng có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra. Nhằm đảm bảo an toàn cho con người thì cọc tiếp địa được sử dụng phổ biến trong xã hội đặc biệt là trong hệ thống thu sét cho căn hộ gia đình hay cho cả toà nhà lớn, chung cư. Vậy cọc tiếp địa là gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ngày nay. Cùng Huỳnh Lai tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé.
Cọc tiếp địa là gì
Cọc tiếp địa là thanh kim loại vót nhọn đầu để có thể cắm sâu xuống đất và đầu còn lại sẽ được làm bằng phẳng để đóng búa tạ. Đầu cọc cũng thể được làm ren nhằm tiện cho việc nối 2 dây cọc với nhau.
Theo như TCVN 9358:2012, cọc tiếp địa được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode) – một vật dẫn hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất. Từ đó nó hình thành nên mối nối điện có hiểu quả với toàn khối đất.
Cọc tiếp địa được thi công đầu tiên và xem là nền móng trong hệ thống thu sét. Nếu như không được đầu tư đúng mức thì hệ thống tiếp địa có thể trở thành quả bom nổ chậm gây phản tác dụng làm ảnh hưởng đến an toàn của người dân xung quanh khu vực.
Công dụng của cọc tiếp địa
Mục đích chính của cọc tiếp địa là phân tán nguồn năng lượng lớn do sét đánh và truyền xuống đất, nhằm bảo vệ tính mạng con người và tài sản, đồng thời tránh làm hư hỏng các thiết bị điện, điện tử,…
Cọc tiếp địa sẽ dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống dưới lòng đất, sau đó tiêu tán năng lượng nhũng xung này. Nếu thiết bị chống sét có điện trở đất cao (không tiếp địa tốt) thì khi sét đánh vào mạng điện sẽ gây hư hại, hậu quả mà nó để lại là không lường trước được.
Tuy nhiên, tuỳ vào yêu cầu tiếp đất, điện trở đất của công trình mà có thể lắp đặt hệ thống tiếp địa bằng cách khoan giếng để thả cọc hoặc đóng cọc tuỳ vào số lượng cọc.
Phân loại cọc tiếp địa
Dựa vào chất liệu thì cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau:
- Cọc tiếp địa bằng đồng (đồng đỏ hoặc đồng vàng)
- Cọc tiếp địa thép mạ đồng (điện phân hay nhúng nóng)
- Cọc tiếp địa thép mạ kẽm (điện phân hay nhúng nóng)
Trong số đó thì cọc tiếp địa bằng đồng nguyên chất chính là là tốt hơn so với 2 loại còn lại vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép. Nhưng đi theo đó là chi phí nó lại cao hơn và cũng khó thi công hơn vì đồng dẻo và dễ bị cong trong quá trình thi công.
Dựa vào xuất xứ
Ở Việt Nam, cọc tiếp địa được nhập nhiều nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất là của Ấn Độ
- Cọc tiếp địa Ấn độ có chất lượng trung bình và được sử dụng nhiều ở các công trình nhỏ, vừa
- Còn cọc tiếp địa Việt Nam thì khá đa dạng về giá cả, chất lượng, quy cách và chất liệu. Tuỳ vào yêu cầu của công trình mà sản xuất.
Quy định đóng cọc tiếp địa?
Đây là những quy định trong phần 5 TCVN 9358:2012
- Cọc phải được đóng sâu xuống dưới lòng đất, yêu cầu là “Đất phải liền thổ, chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp địa”
- Dây nối giữa các cọc tiếp địa phải có tiết điện bằng hay lớn hơn so với tiết diện của dây nối đất chính.
- Chiều dài cảu cọc tiếp địa: 2,5m – 3m và cho phép hàn nối để tăng chiều dài trong trường hợp cực đất cần dài hơn 3m.
- Khi đóng cọc thì phải sử dụng đầu cực chuyên dùng và nếu đất quá cứng thì bạn có thể sử dụng khoan mồi có đường kính của mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa.
Hy vọng qua bài viết này thì mọi người có thể lựa chọn được cọc tiếp địa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Liên hệ Huỳnh Lai để được tư vấn những giải pháp chống sét toàn điện nhằm bảo vệ các thiết bị, công trình và sự an toàn của con người.