Bộ Điều Khiển Tụ Bù Mikro Và Những Điều Cần Lưu

Các bộ điều khiển tụ bù hiện đang được sử dụng rất rộng rãi và ngày càng trở nên phổ biến bởi công dụng và các lợi ích của nó. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất bộ điều khiển tụ bù như Mikro, Epcos, Shizuki, Ducati, Samwha,… Trong số đó thì bộ điều khiển tụ bù Mikro vẫn được ưa thích hơn cả bởi có tính năng ưu việt và giá thành hợp lý.

Bộ điều khiển tụ bù là gì?

Bộ điều khiển tụ bù với nhiều tính năng tự động thông minh được lắp đặt để điều khiển tụ bù phản kháng và thay thế cho phương pháp hệ thống bù thủ công trước đây. Bộ điều khiển tụ bù là thiết bị để thực hiện chức năng bù tự động bù công sức phản kháng.

Tại sao phải sử dụng bộ điều khiển tụ bù?

Công suất phản kháng là nguyên nhân làm điện năng bị tổn hao. Để giảm tình trạng điện năng bị tổn hao thì bộ điều khiển tụ bù chính là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Bộ điều khiển tụ bù được dùng để tự động bù công suất phản kháng nhằm giảm tổn hao điện năng và giúp tiết kiệm chi phí.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng kêu gọi các doanh nghiệp nên lắp đặt bộ điều khiển tụ bù cho tủ điện của mình. Việc lắp đặt thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí điện năng. Đối với các doanh nghiệp không lắp đặt thiết bị này nếu sử dụng quá mức công suất phản kháng cho phép do EVN đề ra sẽ phải chịu phạt.

Vậy nên có thể thấy việc lắp đặt bộ điều khiển tụ bù là điều rất cần thiết để tránh những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của bộ điều khiển tụ bù Mikro

– Giao diện dễ sử dụng

– Bộ điều khiển tụ bù Mikro có thể tự động điều chỉnh hệ số C/K

– Tự động điều chỉnh số cập định mức

– Điều khiển đóng cắt bằng bộ xử lý thông minh

– Tự báo động nếu thiếu áp, quá áp, bù thiếu, bù lố.

Những lưu ý quan trọng khi mua bộ điều khiển tụ bù

– Hãy lưu ý xem bộ điều khiển tụ bù bạn dự định mua là của hãng nào: Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị này như Mikro, Epcos, Shizuki, Ducati, Samwha,… nên khi mua bạn hãy tìm hiểu trước và lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với túi tiền nhé. Hiện nay bộ điều khiển tụ bù của Mikro được nhiều khách hàng tin dùng vì chất lượng cao và giá cả hợp lý.

– Khi mua bộ điều khiển tụ bù bạn hãy nhớ lưu ý đến vấn đề quảng cáo nhé. Một số nhà sản xuất sẽ quảng cáo những “khuyết điểm” của sản phẩm như là một ưu điểm.

Ví dụ một số nhà sản xuất sẽ quảng cáo bộ điều khiển có tính năng “không cần cài đặt hệ số C/K”. Thực chất đây chính là một nhược điểm của thiết bị vì điều này sẽ gây ra hiện tượng đóng cắt liên tục mặc dù phụ tải không thay đổi nếu người sử dụng không tính toán kỹ lưỡng làm giảm tuổi thọ của công-tắc-tơ.

Hiện nay các bộ điều khiển của các hãng nổi tiếng như Shizuki (Nhật), Mikro (Malaysia), ICAR (Italy)… đều là loại cần cài đặt hệ số C/K.

– Nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành của sản phẩm: Việc lựa chọn một công ty uy tín để mua sản phẩm là điều rất quan trọng bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng nhái trôi nổi mà mắt thường không có khả năng phân biệt được. Một công ty uy tín sẽ giúp bạn bớt được nỗi lo này và có nhiều chính sách bảo hành đi kèm tốt hơn.

Một số lưu ý trong việc lựa chọn và sử dụng bộ điều khiển tụ bù

– Thường đối với các bộ điều khiển không cần cài đặt hệ số C/K sẽ có yêu cầu về độ lớn của các tụ điện phải bằng nhau. Khi dùng loại này bạn cần tránh sử dụng khi mỗi cấp tụ có dung lượng lớn.

– Một số bộ điều khiển có ưu điểm tự nhận cực tính biến dòng, tuy vậy ưu điểm này cũng có khi lại gây ra bất tiện.

– Khi lắp đặt bộ điều khiển tụ bù bạn cần lưu ý đến nơi lắp đặt. Lắp đặt bộ điều khiển tụ bù ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm giảm tuổi thọ của bộ điều khiển hoặc gây hư hỏng.

– Tùy theo từng nơi mà yêu cầu của việc cài đặt thông số sẽ khác nhau nên bạn hãy lưu ý đến vấn đề này nhé. Hiện nay sở điện lực quy định hệ số công suất bé hơn 0.9 thì sẽ phải nộp tiền phạt.

– Chương trình đóng cắt tự động của bộ điều khiển tụ bù sử dụng theo nguyên lý, trình tự đóng cắt thông minh và linh hoạt theo đặc tính tải sử dụng lúc đó. Bạn phải lưu ý đến thời gian đóng cắt ngắn nhất và cấp số đảm bảo nhỏ nhất để có thể đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho tụ bù và công-tắc-tơ.

Một số lỗi thường gặp bộ điều khiển tụ bù và cách khắc phục xử ly

– Lỗi rơ le thường tự tạo lại giá trị đã cài đặt về mặc định do đó không đưa lệnh đi điều khiển tự động được, mặc dù chức năng điều khiển bằng tay vẫn bình thường. Cách khắc phục: kiểm tra và cài đặt lại thông số vận hành cho phù hợp.

– Trong quá trình lắp đặt bộ điều khiển không đấu đúng tín hiệu dòng điện và điện áp cấp cho rơ le dẫn đến việc rơ le không đo được giá trị cosj. Cách khắc phụ: đấu nối lại theo đúng sơ đồ quy định đối với rơ le và thử tải lại để xem các chế độ đóng và cắt của rơ le có theo thông số cài đặt chưa.

– Khi điện áp cao rơ le sẽ báo quá áp (over voltage)  và đưa tín hiệu đi để cắt các công-tắc-tơ nhằm bảo vệ tụ. Điện áp cao là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng rơ le, bạn nên tìm hiểu kỹ điện áp lớn nhất của tụ và hạn chế vận hành tụ bù ở mức điện áp cao. Cách khắc phục: Giảm nấc phân áp của MBA.

– Rơ le không điều khiển do dòng điện vào rơ le quá nhỏ, rơ le không nhận biết được. Cách khắc phục: thay thế biến dòng có tỉ số biến phù hợp với tải và sai số đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường.

>>>Xem thêm:

CÁCH CÀI ĐẶT TỤ BÙ MIKRO CHI TIẾT TỪ A – Z

TỤ BÙ SAMWHA HÀN QUỐC – GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO HỆ THỐNG ĐIỆN

 TỤ BÙ HAVELLS – SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ AN TOÀN HIỆU QUẢ HÀNG ĐẦU