Sử Dụng Tụ Bù Công Suất Phản Kháng Đem Lại Lợi Ích Gì?

Để có thể sử dụng những thiết bị với công suất cao, nhưng vẫn đảm bảo được chi phí bỏ ra bạn cần phải có hiểu biết về tụ bù công suất phản kháng. Nắm được tác dụng, nguyên lý hoạt động, cấu tạo của tụ bù công suất phản kháng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động của các thiết bị điện tử. Từ đó giúp tiết kiệm được khoản tiền lớn cho ví tiền của bạn. Vậy tụ bù là gì? Công suất phản kháng là gì? Tại sao nên sử dụng? Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Tụ bù là gì?

Tụ bù trong hệ thống điện có tác dụng tích trữ và phóng điện trong mạch. Bao gồm hệ hai vật dẫn được đặt ở gần nhau và ngăn cách với nhau bởi một lớp điện môi hay còn gọi là lớp cách điện. Điện dung là đại lượng đặc trưng khả năng tích trữ điện của tụ bù khi đang ở một hiệu điện thế nhất định nào đó. Điện dung có công thức: C=Q/U. Trong đó Q là điện tích của tụ bù, U là hiệu điện thế ở giữa hệ hai vật dẫn. Được xác định bằng thương số Q/U.

tụ bù công suất phản kháng

Trong hệ thống điện, tụ bù có mục đích là bù công suất phản kháng. Đây là thành phần chính trong tủ điện tụ bù công suất phản kháng. Tụ bù còn được gọi là tụ bù điện, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù công suất,… Tụ bù có cấu tạo gồm hai bản cực có chất liệu nhôm đóng dẹt thành lá nhôm, được cách nhau bằng những lớp giấy ngấm dầu đặc biệt. Chỉ có hai đầu bản cực là ở ngoài, còn lại được hàn kín ở trong bình.

>>> Xem báo giá sản phẩm: Tụ Bù Mikro Chính Hãng

Công suất phản kháng là gì?

Ở trong hệ thế điện, khi sử dụng sẽ sinh ra hai loại công suất gồm công suất hữu dụng (P) và công suất phản kháng (Q). Công suất hữu dụng (P) là loại công suất có ích, còn công suất phản kháng (Q) là loại công suất sinh công vô ích, hay còn gọi là công suất hư kháng. Được sinh ra bởi thành phần phản kháng trong hệ thống điện AC xoay chiều. 

tụ bù công suất phản kháng

Công suất phản kháng trong mỗi chu kỳ, lượng điện sẽ được chuyển lại ngược về nguồn cung cấp. Do khả năng tích lũy năng lượng điện ở trong cảm kháng và dung kháng. Tạo nên hiện tượng lệch pha giữa dòng điện và hiệu đến thế. Có thể nói công suất phản kháng là loại công suất không có lợi cho hệ thống điện.

>> Có thể bạn quan tâm:

Tác Dụng Và Ưu Điểm Nổi Bật Của Tụ Bù Công Suất Phản Kháng

Tụ Bù Công Suất – Giải Pháp Hoàn Hảo Dành Cho Doanh Nghiệp

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Tủ Điện Công Nghiệp

Lợi ích của việc sử dụng tụ bù công suất phản kháng?

Tụ bù được lắp đặt ở các công ty, các đơn vị thiết kế sử dụng rất nhiều, có tác dụng đẩy mạnh hệ số công suất của mạch điện. Hơn nữa, có thể kể đến rất nhiều lợi ích của tụ bù công suất phản kháng mà ít người biết. Dưới đây sẽ là một số lợi ích mà nên sử dụng tụ bù công suất phản kháng. 

Giảm tiền phạt từ công ty điện lực

Mỗi tháng ở công ty điện lực yêu cầu bạn trả tiền để mua điện phản kháng là loại tiền phạt cos phi. Phải trả đến khi hệ số công suất dưới 0.85. 

Giả sử: Bạn sử dụng thiết bị điện có công suất 100kW, hệ số công suất cos phi = 0,80, hằng ngày thiết bị đó được sử dụng 10h. Trong thời gian 10h đó, thiết bị sử dụng hết 100kW x 10h=1,000kWh điện. Trong vòng 30 ngày điện năng sử dụng lên tới 30,000kWh. Tiền phải trả thêm để mua điện phản kháng là 6.25%. 

Theo bảng giá điện năm 2012 là 1,278vnđ/kWh. Vậy giá điện trong 30 ngày là 38,340,000vnd. Trong đó tiền điện phản kháng là 2,396,250 vnd. Vì vậy nếu sử dụng tụ bù công suất phản kháng bạn sẽ tiết kiệm lên tới 2,400,000vnd. 

tụ bù công suất phản kháng

Giảm tổn hao công suất điện

Khi giảm tổn hao công suất điện sẽ giúp giảm tổn thất, phí phạm điện năng. Bởi thành phần do công suất tác dụng thì giữ nguyên còn thành phần do công suất phản kháng có thể giảm được. Từ đó giúp giảm được đáng kể tiền điện sử dụng. 

Ở những trường hợp đường dây điện từ, tủ điện quá cao so với nhà hoặc công tơ tính ở đầu trạm, nên sử dụng hệ số công suất lên tới 0.95 để có thể giảm tổn thất điện năng. 

Cấu tạo của tủ tụ bù công suất phản kháng

Tủ tụ bù công suất phản kháng bao gồm những tụ bù công suất phản kháng mắc song song so với tải điện. Sử dụng bộ điều khiển tụ bù tự động để có thể giám sát điều khiển hoạt động của hệ thống thông qua contactor – thiết bị đóng cắt. Với chức năng chính là nâng hệ số công suất từ đó có thể giảm được công suất phản kháng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

Tủ điện gồm nhiều bước tụ được điều chỉnh bằng contactor. Được sử dụng nhiều trong các hệ thống điện có bộ phụ tải thuộc loại có tính cảm kháng cao. Đa số lắp đặt ở khu vực biến áp, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, bệnh viện, trường học,…

Tụ bù công suất phản kháng có rất nhiều tác dụng mà mỗi nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng đều ứng dụng vào trong hệ thống điện của mình. Từ đó có thể đảm bảo được an toàn cho hệ thống điện cũng như cho con người. Giảm chi phí điện bỏ ra, tạo nên khả năng vận hành mạnh mẽ của các thiết bị điện tử với công suất cao.

Qua những chia sẻ trên của thiết bị điện Huỳnh Lai, hi vọng bạn sẽ có kiến thức về tụ bù công suất phản kháng.