Mục lục bài viết
Được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực điện tử,kỹ thuật, tự động hóa… Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng đã hiểu rõ được relay là gì? Huynhlai sẽ gửi đến bạn những thông tin bổ ích nhất về các khái niệm cũng như các cách vận hành sử dụng relay trong đời sống hàng ngày.
Relay là gì?
Là một công cụ khá phổ biến, chúng ta chỉ thường hay sử dụng mà chưa hề biết relay là gì? Vì sao nên ứng dụng nó trong các mạch điện?
Relay hay còn được gọi là rơ – le là tên gọi theo tiếng Pháp. Đây là một loại công tắc (khóa K) điện từ,được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ. Sau đó có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Bản chất của relay là một loại nam châm điện. (Chính là một cuộn dây sẽ trở thành một nam châm tạm thời khi có dòng điện chạy qua nó). Hệ thống các tiếp điểm đóng cắt có thiết kế module hóa dễ dàng lắp đặt. Bạn cũng có thể nghĩ relay sẽ như một loại đòn bẩy điện vậy.Khi chúng ta kích nó bằng một dòng điện nhỏ thì nó sẽ bật “đòn bẩy” một thiết bị nào đó đang sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.
Nói tóm lại là rơ-le hay relay là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống. Có cấu tạo gọn nhẹ, giá thành phù hợp,dễ tiếp cận và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Cấu tạo thành phần của relay (rơ – le) là gì ?
Về cấu trúc cơ bản của relay (rơ – le) sẽ bao gồm: một cuộn dây kim loại bằng đồng hoặc bằng nhôm được quấn quanh một lõi sắt từ. Bộ phận này có phần tĩnh được gọi là ách từ (Yoke) và phần động được gọi là phần cứng (Armature). Phần cứng sẽ được kết nối với một tiếp điểm động. Cuộn dây sẽ có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành trạng thái NO và NC. Mạch tiếp điểm (mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút.
Các loại relay (rơ – le) đang phổ biến trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay sẽ có hai loại relay phổ biến đó là module rơ-le đóng ở mức thấp. (nối cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Và loại module rơ-le đóng ở mức cao (nối cực dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Nếu chúng ta so sánh giữa 2 module rơ-le thì chúng đều có cùng thông số kỹ thuật. Vậy nên hầu hết mọi linh kiện của nó đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ cái transistor của mỗi module. Cũng chính vì bộ phận transistor này nên ta mới có được 2 loại module rơ-le (có 2 loại transistor là NPN – kích ở mức cao, và PNP – kích ở mức thấp).
Nguyên lý hoạt động của một relay là gì?
Trường hợp relay mở
Chúng ta có thể quan sát sơ đồ mô tả bên dưới sẽ dễ hình dung hơn. Khi có một dòng điện chạy qua mạch thứ (1) thì nó sẽ kích hoạt nam châm điện ( màu nâu). Từ đó tạo ra từ trường thu hút một tiếp điểm ( màu đỏ ). Sau đó kích hoạt mạch điện thứ 2 ( 2 ). Khi cắt ngắt nguồn điện, một lò xò được lắp trước vào tiếp điểm sẽ có nhiệm vụ kéo tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu. Và tắt mạch thứ hai một lần nữa.
Ở trên là một ví dụ về rơ le “thường mở” (NO). Trong trường hợp này,các tiếp điểm trong mạch thứ hai không được kết nối theo mặc định và chỉ bật khi có dòng điện chạy qua nam châm. Các rơ le khác là “thường đóng” (NC). Các tiếp điểm sẽ được kết nối để dòng điện chạy qua chúng một cách mặc định. Và nó chỉ tắt khi nam châm được kích hoạt, kéo hoặc đẩy các tiếp điểm ra xa nhau. Thông thường thì loại rơle mở là phổ biến nhất.
Trường hợp relay đóng
Ở dưới đây là một hình ảnh động khác,cho thấy cách một relay liên kết hai mạch với nhau. Ở phía bên trái, sẽ có một mạch đầu vào được cung cấp bởi một công tắc hoặc một loại cảm biến nào đó. Khi mạch này được kích hoạt, nó cung cấp dòng điện cho một nam châm điện kéo công tắc kim loại đóng lại và kích hoạt mạch đầu ra thứ hai (ở phía bên phải). Dòng điện tương đối nhỏ trong mạch đầu vào do đó kích hoạt dòng điện lớn hơn trong mạch đầu ra.
- Thứ nhất: mạch đầu vào (vòng màu xanh) sẽ bị tắt và không có dòng điện nào chạy qua cho đến khi một cái gì đó (có thể là cảm biến hoặc đóng công tắc) bật nó. Mạch đầu ra (vòng lặp màu đỏ) cũng sẽ bị tắt.
- Thứ hai: khi có một dòng điện nhỏ chạy trong mạch đầu vào. Nó sẽ kích hoạt nam châm điện (được hiển thị bằng một cuộn dây màu xanh đậm). Và tạo ra một từ trường xung quanh nó.
- Thứ ba: nam châm điện năng lượng kéo thanh kim loại trong mạch đầu ra về phía nó, đóng công tắc và cho phép dòng điện lớn hơn nhiều chạy qua mạch đầu ra.
- Thứ tư: mạch đầu ra sẽ vận hành một thiết bị có dòng điện cao như đèn hoặc động cơ điện.
Xem thêm >>
RELAY NHIỆT LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, PHÂN LOẠI CỦA RELAY NHIỆT
Cuộn Kháng Là Gì? Đặc Điểm Và Công Dụng Của Cuộn Kháng
Bạn Biết Gì Về Thiết Bị Điện Mitsubishi Và Các Dòng Của Nó
Liên Hệ
Với mục tiêu là cầu nối giữa Nhà Sản Xuất, Nhà Nhập Khẩu và Người tiêu dùng là các Doanh nghiệp, Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp vv… Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu cao và đa dạng của Quý khách hàng.
◊ Điện Huỳnh Lai – Giải pháp Năng Lượng Điện
Địa chỉ : 129 – 131 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình , Q.1, TP.HCM.
Hotline : 19004504 – (028) 38217955
Fax: (028) 38217955
Email : kinhdoanh@huynhlai.com
Facebook : https://www.facebook.com/huynhlaivn/