Các Thiết Bị Đóng Cắt Và Bảo Vệ Mạch Điện Trong Gia Đình

Để đảm bảo an toàn cho gia đình mình, hầu hết các hộ gia đình khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà đều lựa chọn sử dụng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện. Nhằm tránh những sự cố về điện đáng tiếc. Để biết thêm thông tin về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ điện thường dùng. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của thiết bị điện Huỳnh Lai dưới đây.

Thiết bị đóng cắt mạch điện

Thiết bị đóng cắt là gì

Thiết bị đóng cắt là một tổ hợp gồm các thiết bị đóng cắt điện. Chức năng được hiểu giống như tên gọi của nó. Tóm gọn như đóng cắt, điều khiển, đo, điều chỉnh, cách ly và bảo vệ mạch điện và các thiết bị. 

các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện

Thiết bị đóng cắt

Những sản phẩm đi kèm trong thiết bị đóng cắt gồm công tắc, cầu dao, bộ cầu chì chuyển mạch, cầu chì HRC. Ngoài ra còn có bộ cách ly giảm tải và bộ ngắt mạch rò rỉ đất (ELC Bs). Những thiết bị này được lắp ráp một cách hợp lý để tạo thành thiết bị đóng cắt.

Bên cạnh đó, thiết bị đóng cắt có thể được sử dụng dùng để xóa các sự cố ở hạ lưu cũng như làm ngắt nguồn điện của thiết bị để có thể thực hiện công việc. Thiết bị này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện.

Chức năng của các thiết bị đóng cắt

Dưới đây là những tính năng quan trọng của thiết bị đóng cắt:

  • Độ tin cậy hoàn toàn: Khi thực hiện kết nối cũng như tăng công suất của các trạm phát điện, kêu gọi nên lắp đặt các thiết bị đóng cắt đáng tin cậy. Việc trang bị thiết bị đóng cắt là điều thật sự cần thiết rất quan trọng. Để khi xảy ra sự cố trong hệ thống điện, thiết bị đóng cắt sẽ làm việc để tách phần bị sự cố ra khỏi phần còn lại của mạch.
  • Hoạt động nhanh: Khi  xảy ra lỗi trên bất kỳ bộ phận của hệ thống điện. Các thiết bị chuyển mạch phải hoạt động thật nhanh chóng để ngăn chặn những thiệt hại do dòng ngắn mạch cho máy biến áp, máy phát điện cũng như các thiết bị khác. Nếu không khắc phục lỗi một cách nhanh chóng, kịp thời. Nó sẽ dễ dàng lây lan sang các khu vực an toàn khác. Do vậy gây nguy hiểm cho hệ thống khi tắt hoàn toàn.
  • Cung cấp cho điều khiển bằng tay: Những loại thiết bị đóng cắt đáng tin cậy cần phải sử dụng các loại điều khiển bằng tay. Theo đó thao tác quan trọng có thể được thực hiện thông qua điều khiển bằng tay bất cứ khi nào có sự cố trong điều khiển điện.
  • Hoàn toàn có thể phân biệt được: Các thiết bị đóng cắt có khả năng phân biệt giữa phần an toàn và phần đang bị lỗi khi gặp các sự cố trên hệ thống điện. Vì thế mà nó có thể tách phần bị lỗi ra khỏi hệ thống nhưng không ảnh hưởng đến phần an toàn. Nhằm đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp điện.

Phân loại thiết bị đóng cắt

các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện

Phân loại thiết bị đóng cắt

Các loại thiết bị đóng cắt được chia ra theo cấp điện áp. Trên thực tế gồm có ba loại thiết bị đóng cắt chính như sau:

  • Thiết bị đóng cắt điện áp thấp (LV)  
  • Thiết bị đóng cắt trung thế (MV)
  • Thiết bị đóng cắt điện áp cao (HV)

>> Có thể bạn quan tâm: 

Cầu Dao Tự Động PANASONIC

CONTACTOR ABB

Thiết Bị Đóng Cắt Chất Lượng Cao Gía Rẻ Nhất Thị Trường

Thiết Bị Đóng Cắt Hyundai

Thiết bị bảo vệ mạch điện

Thiết bị bảo vệ là gì? Chức năng của thiết bị bảo vệ

Trong một hệ thống điện, ngoài các thiết bị đóng cắt. Không thể thiếu các thiết bị bảo vệ. Nó đóng vai trò rất quan trọng đến sự hoạt động của cả một hệ thống. Cũng như các thiết bị điện và độ an toàn cho người sử dụng. Số lượng thiết bị bảo vệ tùy thuộc vào hệ thống điện dân dụng hây công nghiệp.

Nhóm các thiết bị bảo vệ chính là có khả năng tự động ngắt dòng điện khỏi các thiết bị điện khi phát hiện ra các sự cố quá tải, ngắn mạch, quá áp hoặc xuất hiện dòng rò. 

Phân loại thiết bị bảo vệ

Các thiết bị bảo vệ như MCB, MCCB, ACB, VCB, ELCB, RCBO, RCCB, khởi động từ và rơ le nhiệt…vốn rất quen thuộc với người sử dụng. Tuy nhiên đối với những người không chuyên thì khó mà hiểu biết được công dụng cũng như chức năng của từng loại.  

các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện

Rơ le nhiệt

  • MCB là cầu dao tự động dạng tép, có dòng cắt cố định. Và dòng cắt quá tải ở mức thấp (100A/10kA). Thường được lắp đặt để đóng cắt một nhánh điện.
  • MCCB là cầu dao tự động dạng khối. Có dòng cắt cố định và dòng cắt quá tải lớn (80kA/2400A). Thường được lắp đặt để đóng cắt cả một hệ thống điện.
  • ELCB là loại cầu dao có khả năng chống dòng rò. Thực chất nó là cầu dao MCB, MCCB có thêm bộ cảm biến dòng rò. ELCB tích hợp chức năng bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải và bảo vệ dòng rò.
  • RCCB cũng là loại cầu dao có khả năng chống dòng rò. Có loại 2 tép và loại 4 tép.
  • RCBO là thiết bị chống dòng rò với kích thước được tính như sau: MCB 1P+ N. Được tích hợp thêm chức năng bảo vệ quá dòng.
  • ACB là máy cắt không khí sử dụng với dòng tải từ 400A trở lên.
  • VCB là máy cắt chân không. Được sử dụng để lắp đặt trong mạng điện áp trung thế từ 6,6 kV trở lên.
  • Rơ le nhiệt: là khí cụ điện tự động đóng cắt các tiếp điểm khi phát hiện tình trạng quá tải để bảo vệ động cơ và các thiết bị điện. Rơ le nhiệt không có khả năng bảo vệ ngắn mạch. Bởi vì nó sẽ mất vài giây đến vài phút mới tác động được đến mạch điện.
  • Khởi động từ: đây là khí cụ điện kết hợp cùng với rơ le nhiệt. Để tạo thêm chức năng bảo vệ ngắn mạch cho động cơ. 

Nhóm các thiết bị bảo vệ hệ thống điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cả một hệ thống điện cũng như sự an toàn đến tính mạng của con người. Việc sử dụng thiết bị bảo vệ phải phù hợp với dòng điện cũng nhu cầu cần thiết của công trình. Trên đây là những thông tin về các thiết bị điện đóng cắt và bảo vệ mà Huỳnh Lai muốn cung cấp cho bạn đọc.