Điện Trở Là Gì? Ký Hiệu, Phân Loại, Nguyên Lý Và Sơ Đồ Mắc Điện Trở

Điện trở là một loại thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng trong các ứng dụng mạch điện hay vi mạch. Vậy điện trở là gì? Nguyên lý hoạt động của điện trở như thế nào? Hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu về thiết bị này trong bài viết dưới đây nhé!

Điện trở là gì?

Điện trở hay còn thường được gọi là Resistor, đây là 1 linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, chúng thường được sử dụng để hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch, chia điện áp, kích hoạt linh kiện điện tử chủ động như Transistor, điều chỉnh mức độ tín hiệu, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và xuất hiện trong rất nhiều ứng dụng khác. Điện trở công suất có thể làm tiêu tán 1 lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng có trong những bộ điều khiển động cơ hay trong các hệ thống phân phối điện. Các điện trở thường có giá trị trở kháng cố định và ít bị thay đổi bởi nhiệt độ hay điện áp hoạt động.

Điện trở là gì

Điện trở là một trong những loại linh kiện phổ biến trong mạng lưới điện, các mạch điện tử. Điện trở có thể được cấu tạo từ nhiều thành phần riêng rẽ với nhiều hình dạng khác nhau, ngoài ra điện trở còn được tích hợp trong các vi mạch IC.

Biến trở là một loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng, ví dụ như các núm vặn điều chỉnh âm lượng. 

Xem thêm: Điện trở xả là gì? Định nghĩa, phân loại, cách chọn điện trở xả

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Điện trở hoạt động dựa theo định luật Ohm: Khi điện áp (V) chạy qua điện trở sẽ tỉ lệ thuận với cường độ (I) của dòng điện. Tỷ lệ này là 1 hằng số điện trở (R).

Công thức của định luật Ohm là: V=I*R

Ví dụ: Nếu 1 điện trở 500Ω được nối vào điện áp 1 chiều 14V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở lúc này sẽ là 14/ 500 = 0.028 Amperes.

Điện trở thường được phân loại dựa theo công suất và chất liệu, cấu tạo.

Nguyên lý hoạt động của điện trở

Phân loại theo công suất gồm có 3 loại điện trở:

  • Điện trở thường: Gồm các loại điện trở có công xuất nhỏ từ 0.125W đến 0.5W
  • Điện trở công Suất: Gồm các loại điện trở có công suất lớn hơn như: 1W, 2W, 5W, 10W.
  • Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Đây là các điện trở công suất, điện trở này có vỏ bọc bên ngoài bằng sứ, khi hoạt động sẽ thường tỏa nhiệt.

Phân theo chất liệu, cấu tạo gồm 6 loại điện trở:

  • Điện trở cacbon.
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở màng còn được gọi là điện trở gốm kim loại
  • Điện trở băng
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt

Xem thêm: Dòng điện 1 chiều là gì? Những điều cần biết về dòng điện 1 chiều

Kí hiệu của điện trở

Tùy vào tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà ta sẽ có các kí hiệu điện trở khác nhau trong sơ đồ mạch. Thường sẽ có 2 loại phổ biến như sau:

Kí hiệu của điện trở

Khi đọc tài liệu nước ngoài thì giá trị ghi trên điện trở thường được quy ước bao gồm một chữ cái xen kẽ với các chữ số dựa theo tiêu chuẩn IEC 6006. Để tạo thuận tiện trong đọc và ghi các giá trị người ta phân cách các chữ số thập phân bằng 1 chữ cái. Ví dụ 8k4 có nghĩa là 8.4 kΩ. 2R2 nghĩa là 2.2 Ω, và 2R có nghĩa là 25 Ω.

Công thức điện trở

Điện trở là 1 đại lượng vật lý đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của những loại vật liệu. Điện trở được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa 2 đầu vật thể với cường độ dòng điện chạy qua nó. Do đó, chúng ta có công thức sau:

R=U/I

Trong đó:

U: Hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn điện, đơn vị: Vôn (V).

I: Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn điện, đơn vị: Ampe (A).

R: Điện trở của vật dẫn điện, đơn vị: Ohm (Ω).

Sơ đồ mắc điện trở

Trong 1 mạch điện, chúng ta có thể mắc điện trở với 3 cách đó là nối tiếp, song song và hỗn hợp. Mỗi cách mắc sẽ có tác dụng riêng và những đặc trưng riêng tùy vào nhu cầu của mỗi người.

Sơ đồ điện trở mắc song song:

Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp:

Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp:

Xem thêm: Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện trong gia đình

Ứng dụng của điện trở

Điện trở là một linh kiện dùng để:

  • Điện trở giúp khống chế dòng điện phù hợp chạy qua tải. Nếu bạn có 1 bóng đèn điện 5V nhưng lại chỉ có nguồn 9V để sử dụng thì bạn hãy gắn đầu nối tiếp bóng đèn với điện trở để có thể làm giảm 4V trên điện trở trước khi bật sáng bóng đèn.
  • Mắc điện trở để tạo thành cầu chia điện áp và phân áp trên mạch điện theo ý muốn.
  • Phân cực giúp bóng bán dẫn hoạt động
  • Tham gia quá trình tạo dao động RC và tạo ra nhiệt lượng (được dùng trong các ấm siêu tốc, lò sấy,…).
Ứng dụng của điện trở

Ứng dụng của điện trở

Trên đây là bài viết của Huỳnh Lai đã giải đáp thắc mắc điện trở là gì? Cũng như cung cấp các thông tin về điện trở. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích.