Ngắn Mạch Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiện Tượng Ngắn Mạch

Ngắn mạch là gì? Đây là thuật ngữ thường xuyên được mọi người sử dụng cho các mạch điện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thực sự ngắn mạch là như thế nào? Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng với Huỳnh Lai theo dõi bài viết dưới đây.

Ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch còn được gọi là đoản mạch, thuật ngữ trong tiếng Anh là Short circuit. Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các hệ thống mạch điện.

Ngắn mạch xảy ra là do một kết nối bất thường giữa cực âm và dương tiếp xúc với nhau trong cùng mạch điện ở các điện áp khác nhau. Chúng làm cho tổng mạch nhỏ đi, dòng điện chạy qua trở kháng của mạch bằng 0 hoặc không đáng kể. Khi đó, dòng điện trong mạch sẽ tăng cao không kiểm soát còn điện áp thì giảm đáng kể.

Đoản mạch còn xuất hiện khi dây nóng chứa dòng điện đã chạm vào dây trung tính. Nó làm cho điện trở của dòng giảm xuống và dòng điện thì tăng cao. Từ đó mà dòng điện cũng đi theo hướng khác.

Ngắn Mạch (đoản mạch) Là Gì?

Ngắn Mạch (đoản mạch) Là Gì?

Xem thêm: Thiết Bị Điện Là Gì? Các Hãng Thiết Bị Điện Phổ Biến Trên Thị Trường

Tác hại của hiện tượng ngắn mạch

Khi đã tìm hiểu được ngắn mạch là gì ở phần trên. Ở phần này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về những tác hại của ngắn mạch gây ra như sau:

  • Ngắn mạch khiến cho dòng điện có thể lớn hơn hàng nghìn lần so với dòng điện ban đầu. Từ đó, xuất hiện lực điện động lớn, phá hủy kết cấu của các thiết bị điện.
  • Nếu người quản lý hệ thống chậm trễ trong quá trình cô lập vùng ngắn mạch sẽ làm cho mạch điện chuyển sang chế độ ngắn mạch duy trì. Và nó không tốt chút nào cho hệ thống điện.
  • Việc dòng điện tăng lên quá cao sẽ làm nhiệt độ tăng cao, phá hủy các tính năng cách điện, gây ra chập cháy và trở thành nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn.
  • Trong thời gian ngắn mạch có thể hình thành hồ quang điện, nó cũng sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn và gây ra sự bắt lửa cho các chất dễ cháy.
  • Ngắn mạch có thể gây hư hỏng đối với các thiết bị khác trong hệ thống điện.
  • Gây sụt áp lưới điện, làm động cơ ngừng quay.
  • Gây gián đoạn việc cung cấp điện do nhiều phần tử của mạng lưới điện bị cắt ra để loại trừ điểm ngắt mạch.
Ngắn mạch gây ra nhiều tác hại cho thiết bị điện như chập cháy

Ngắn mạch gây ra nhiều tác hại cho thiết bị điện như chập cháy

Phân loại ngắn mạch trong hệ thống điện

Khi đã biết được ngắn mạch là gì thì bạn còn phải nắm thêm những loại ngắn mạch thường xảy ra để biết cách xử lý nhanh chóng.

Trong hệ thống điện dân dụng và điện công nghiệp thì có 3 dòng mạch điện phổ biến nhất là dòng điện 1 pha và dòng điện 2 pha và dòng điện 3 pha. Tuy nhiên, ngắn mạch ở dòng điện 3 pha sẽ gây ra nhiều tác động xấu hơn và nguy hiểm đến các thiết bị khác và cả bạn.

Dưới đây Huỳnh Lai sẽ cung cấp cho bạn phân loại ngắn mạch chủ yếu như sau:

  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Được hiểu là sự cố xảy ra do một pha chập đất hoặc bị chập dây trung tính dẫn đến hiện tượng đoản mạch.
  • Ngắn mạch 3 pha: Có thể được hiểu đơn giản chính là ba pha chập với nhau dẫn đến chập cháy.
  • Ngắn mạch hai pha: Là sự cố do hai pha chập nhau.
  • Ngắn mạch hai pha chạm đất: Được biết là sự cố hai pha cùng chạm xuống đất.

Tham khảo: Top Các Thiết Bị Bảo Vệ Mạch Điện Bạn Nên Biết

Nguyên nhân dẫn đến ngắn mạch

Ngắn mạch là hiện tượng thường xảy ra trong mạch điện và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Do vậy, để có thể hạn chế ngắn mạch, bạn cần phải nắm và tránh được một số nguyên nhân sau đây:

  • Tường nhà ở gần các vị trí mạch điện bị ẩm ướt, khi dây dẫn bị hở sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch, chập cháy.
  • Dòng điện tăng lên quá đột ngột, xuất hiện tia lửa, có thể gây nổ.
  • Các thiết bị điện bị lỗi, hư hỏng,…
  • Các yếu tố tác động tự nhiên như sấm sét gây phóng điện hay mưa bão làm đổ cột điện, chập điện,…
  • Sau khi sửa chữa đã đóng điện nhưng chưa tháo dây nối đất, đây là sự nhầm lẫn của con người dẫn đến hiện tượng ngắn mạch.

Đây là một vài lý do dẫn đến hiện tượng ngắn mạch. Vì thế, bạn cần hết sức chú ý trong quá trình sử dụng điện, cũng như sửa chữa đúng cách để hạn chế sự hư hại trong hệ thống điện.

Cách khắc phục tình trạng ngắn mạch

Tuy đây là hiện tượng hay gặp, nhưng bạn đừng lo lắng vì hiện nay đã có rất nhiều thiết bị hoặc cách phòng tránh đoản mạch hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Khi lắp đặt hệ thống điện, bạn nên lắp đặt thiết bị điện với Aptomat, nó sẽ đem đến khả năng chống ngắn mạch tốt. Đây được coi là biện pháp hiệu quả nhất và thường được sử dụng nhất.
Sử dụng Aptomat để tránh hiện tượng đoản mạch

Sử dụng Aptomat để tránh hiện tượng đoản mạch

  • Tiến hành lắp cầu chì ở các công tắc điện. Với mục đích ngắt mạch ngay khi xuất hiện dòng điện quá cao chạy qua cầu chì.
  • Nên lắp công tắc riêng cho từng thiết bị, để tránh được hư hỏng các thiết bị khác nếu có bị ngắn mạch.
  • Khi không sử dụng nên rút phích cắm ra khỏi thiết bị.
  • Lựa chọn dây dẫn, thiết bị điện phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Aptomat Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Aptomat

Hy vọng qua bài viết này, Huỳnh Lai đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về ngắn mạch là gì. Đây là hiện tượng gây ra nhiều tác động không tốt đối với mạch điện. Vì thế, hãy thực hiện những biện pháp trên để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.