Năng lượng mặt trời đang được sử dụng trong nhiều ứng dụng như sinh hoạt hằng ngày, giao thông, máy móc sản xuất,… Trong bài viết này của Huỳnh Lai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính toán để có thể chọn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hệ thống năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống năng lượng mặt trời là hệ thống giúp biến đổi nguồn quang năng mặt trời thành điện năng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Hệ thống này gồm 3 thành phần chính là tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới điện và công tơ 2 chiều.
Hệ thống năng lượng mặt trời cũng được chia thành 3 loại gồm hệ thống hòa lưới, hệ thống độc lập và hệ thống hòa lưới có dự trữ. Trong đó, hệ thống hòa lưới đang được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình, nhà xưởng, bệnh viện,…
Xem thêm: Các Loại Đèn Năng Lượng Mặt Trời Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất 2023
Lợi ích và ứng dụng của hệ thống năng lượng mặt trời
Hệ thống năng lượng mặt trời được sử dụng nhiều người vào các lợi ích như:
- Nguồn năng lượng sẵn có: Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào mà chúng ta có thể tận dụng dù ở bất kỳ đâu. Hệ thống chỉ cần được lắp đặt ở nơi có ánh nắng chiếu vào là đã có thể tích trữ năng lượng để sử dụng.
- An toàn với môi trường: Khi sử dụng, hệ thống tạo ra nguồn năng lượng sạch tái tạo từ mặt trời. Nguồn năng lượng này có thể thay thế điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch của các nhà máy nhiệt điện, giúp giảm lượng khí thải cacbon, thành phần gây ra hiệu ứng nhà kính cũng như các vấn đề môi trường khác.
- Ổn định: Khi sử dụng điện mặt trời, bạn có thể chủ động được nguồn năng lượng cung cấp cho sinh hoạt hoặc các hoạt động sản xuất khác trong những trường hợp cắt điện từ nhà máy điện hoặc quá tải điện trong sản xuất.
- Tuổi thọ cao: Hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời có thể sử dụng trong một thời gian dài lên đến 30 năm. Ngoài ra, với hệ thống này, các nhà cung cấp còn có gói bảo hành lên đến 25 năm để bạn yên tâm sử dụng.
Xem thêm: Năng Lượng Mặt Trời Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Cuộc Sống
Cách tính toán lượng năng lượng mặt trời cần thiết
Để có thể tính toán lượng năng lượng cần thiết bạn sẽ cần xác định những yếu tố sau:
Xác định lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày
Đầu tiên, bạn cần xác định lượng điện được sử dụng hằng ngày ngày tại nhà hoặc cơ sở sản xuất của bạn. Bạn có thể kiểm tra dựa trên hóa đơn điện hằng tháng, dựa vào chỉ số điện tiêu thụ hằng tháng để tính được trung bình mỗi ngày bạn sẽ tiêu thụ bao nhiêu năng lượng điện.
Xác định hiệu suất hệ thống năng lượng mặt trời
Tiếp đến, bạn cần kiểm tra hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời mà bạn sẽ lắp đặt có thể tạo ra lượng năng lượng bao nhiêu trong một ngày. Cũng cần xét đến hiệu suất của hệ thống này trong những điều kiện thời tiết cụ thể như ngày nắng hoặc ngày mưa.
Xác định tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời
Đa phần người dùng thường sử dụng song song nguồn điện từ các máy điện và điện từ pin mặt trời. Do đó, khi sử dụng, bạn cũng cần tính toán thêm về tỷ lệ giữa 2 nguồn điện này là bao nhiêu, dựa trên hiệu suất điện mặt trời cung cấp và lượng điện tiêu thụ mỗi ngày của bạn.
Tính toán lượng năng lượng mặt trời cần
Từ những dữ kiện trên, bạn sẽ tính ra điện lượng năng lượng cần thiết bằng cách lấy tỉ lệ của điện mặt trời cần sử dụng nhân cho tổng số điện cần dùng mỗi ngày.
Xem thêm: Danh Sách Các Thiết Bị Điện Dân Dụng Cần Thiết Trong Xây Nhà
Cách chọn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
Xác định vị trí lắp đặt
Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí lắp đặt của hệ thống năng lượng mặt trời. Nên chọn vị trí thông thoáng để có thể hứng được ánh sáng mặt trời tối đa trong ngày. Cần tránh nơi có nhiều bóng râm, dù bị che đi một phần nhỏ, hiệu suất hoạt động của pin mặt trời cũng bị giảm đi đáng kể.
Đánh giá hướng và góc nghiêng tối ưu cho bảng pin mặt trời
Các tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất khi các tia nắng mặt trời vuông góc với bề mặt của các tấm pin. Dựa vào vị trí đã chọn để lắp đặt, bạn cũng cần xác định hướng và góc nghiêng của bảng pin mặt trời sao cho đảm bảo đón được nhiều ánh sáng nhất trong ngày.
Xác định loại và công suất bảng pin mặt trời phù hợp
Tiếp đến, dựa vào những tính toán ở trên cùng với vị trí lắp đặt vừa chọn, bạn sẽ xác định loại bảng pin mặt trời nào là phù hợp và nên sử dụng bảng pin với công suất bao nhiêu để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của mình.
Lựa chọn hệ thống pin mặt trời và bộ điều khiển phù hợp
Hệ thống pin mặt trời và bộ điều khiển cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như công suất cần thiết, diện tích bề mặt, giá thành, thương hiệu,…
Lựa chọn hệ thống lưu trữ năng lượng
Hệ thống lưu trữ năng lượng giúp tích trữ và đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng. Khi mua hệ thống lưu trữ năng lượng, bạn cũng cần xem xét về các yếu tố như giá thành, dung lượng lưu trữ, điện áp và tuổi thọ của pin.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hệ thống đang được bán, bạn cần xem xét vào mục đích cũng như độ tương thích với công suất của tấm pin mặt trời để có thể mua được loại phù hợp nhất.
Xem thêm: Năng Lượng Gió Là Gì? Năng Lượng Gió Sinh Ra Như Thế Nào?
Các yếu tố khác cần xem xét khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
Phân tích chi phí đầu tư và tiết kiệm lâu dài
Chi phí để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời là tương đối cao do đó cần phải phân tích thật kỹ về những lợi ích trong lâu dài để bạn đã đầu tư hiệu quả để tiết kiệm chi phí trong dài hạn cũng như đạt được những lợi ích khác của việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời.
Đánh giá các yếu tố môi trường
Các yếu tố khách quan của môi trường như nhiệt độ và thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời. Tùy vào điều kiện môi trường lắp đặt, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách lắp đặt cho phù hợp. Ví dụ trong thời tiết nắng nóng kéo dài, bạn có thể lắp đặt tấm pin cách mái một khoảng để gió có thể lưu thông bên dưới, giúp tản nhiệt một phần cho tấm pin.
Thẩm định và lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy
Đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời là một món đầu tư không nhỏ do đó bạn cần thẩm định và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp đáng tin cậy cũng như cung cấp các gói bảo hành đi kèm để tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Xem thêm: Bật Mí Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm Điện Ngay Tại Nhà
Xem xét các yêu cầu về bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật
Như đã đề cập bên trên, khi chọn nhà cung cấp bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố về bảo trì cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Nên chọn những nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cao và cung cấp dịch vụ bảo trì, hỗ trợ tốt để có thể xử lý kịp thời các trục trặc xảy ra trong quá trình sử dụng.