Đèn huỳnh quang là thiết bị điện hiện đang được sử dụng phổ biến trong mọi gia đình, nhà máy, xí nghiệp,… Nó có nhiều chức năng và ưu điểm hơn so với các loại đèn khác. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng chưa biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang là gì? Chính vì thế, thông qua bài viết dưới đây, Huỳnh Lai sẽ cung cấp đến khách hàng những thông tin hữu ích nhất về chúng.
Đèn huỳnh quang là gì?
Đèn huỳnh quang còn được gọi với nhiều tên khác như đèn ống huỳnh quang bóng tuýp thủy tinh. Đèn huỳnh quang được đánh dấu được trải qua lịch sử phát triển và nghiên cứu năm 1901.
Đèn huỳnh quang gồm điện cực và vỏ đèn được phủ thêm lớp huỳnh quang. Ngoài ra, sản phẩm còn được bơm thêm ít hơi thủy ngân và khí trơ. Điều này giúp tăng độ bền cho điện cực và tạo ra ánh sáng màu. Tuy nhiên, đây cũng là điểm hạn chế của thiết bị khi tạo ra ánh sáng lục.
Có thể bạn quan tâm: Đèn Led Là Gì? Các Loại Đèn Led Phổ Biến Hiện Nay
Cấu tạo đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang được cấu tạo từ 4 bộ phận sau:
Ống thủy tinh
Ống thủy tinh được thiết kế với đa dạng kích thước phù hợp với từng không gian lắp đặt và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chiều dài thông thường của ống đèn là 0,6m – 1,2m – 1,5m,… Bề mặt bên trong ống được phủ thêm lớp bột huỳnh quang.
Hai điện cực
Hai điện cực được làm từ dây vonfram xoắn dạng lò xo và được tráng thêm lớp bari – oxi. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm phát ra điện tử khi được nung nóng trong nhiệt độ 900 độ C. Hai đầu điện cực sẽ được nối với mạch điện xoay chiều.
Tắc te
Tắc te là bộ phận được sử dụng để khởi động dòng điện. Tắc te gồm có 2 thanh kim loại đặt gần nhau trong ống thủy tinh.
Chấn lưu
Chấn lưu đèn huỳnh quang gồm chấn lưu điện tử và chấn lưu từ. Chấn lưu có chức năng mồi điện cho đèn phát sáng.
Nguyên lý hoạt động
Dòng điện xoay chiều với mức điện áp 220V chạy qua mạch nối tiếp trên và làm nóng tắc te. Điều này sẽ làm cho lưỡng kim trong tắc te nóng lên, dẫn đến mạch điện hở. Lúc này, điện áp ở hai đầu của đèn huỳnh quang sẽ đột ngột tăng lên 400V. Điện áp tăng nhanh đột ngột là do mức chấn lưu lên cuộn cảm.
Điện áp ở hai đầu sẽ phóng điện qua đèn. Lúc này, dòng điện qua đèn sẽ biến đổi thành các ion tác động cùng với bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Sau khi đèn phát sáng, điện áp ở hai đầu sẽ quay về mức 40V và tắc te ngừng hoạt động. Đồng thời, dòng điện đi qua sẽ bị hạn chế bởi điện cảm của chấn lưu.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang
Sơ đồ lắp đặt mạch điện huỳnh quang bắt buộc phải gồm 2 bộ phận sau: Tắc te và chấn lưu. Trong đó, tắc te được mắc song song với 2 đầu đèn huỳnh quang và được dùng để khởi động đèn. Chấn lưu được lắp đặt ở dây pha và được nối tiếp thêm với cầu chì, công tắc. Bộ phận này có nhiệm vụ giới hạn dòng điện đi qua. Sơ đồ mạch điện như sau:
Xem thêm: Đèn LED Panel Là Gì? Cấu Tạo – Cách Lắp Đặt Và Ứng Dụng
Ưu và nhược điểm đèn huỳnh quang
Về ưu điểm:
- Được thiết kế đơn giản với các kích thước khác nhau
- Tiết kiệm điện năng nhiều hơn so với đèn sợi đốt
- Tính ứng dụng cao
- Dễ dàng lắp đặt và sửa chữa
- Giá thành tương đối thấp
Về nhược điểm:
- Chứa chất thủy ngân, gây hại cho sức khỏe
- Nếu sử dụng đèn trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn
- Hoạt động không hiệu quả
- Ánh sáng có thể tạo ra tiếng ồn
Cách đấu bóng đèn huỳnh quang
Để có thể đấu bóng đèn huỳnh quang nhanh chóng và hiệu quả, khách hàng có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nối cực số 1 với cực số 3 qua bộ phận tắc te
- Bước 2: Nối cực số 2 vào 1 đầu của chấn lưu và nối đầu dây ra vào dây điện cấp nguồn
- Bước 3: Nối cực số 4 còn lại vào đầu còn lại của dây điện cấp nguồn
Huỳnh Lai đã chia sẻ những thông tin chi tiết về đèn huỳnh quang là gì. Hy vọng bài viết trên có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về loại đèn này. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy nhanh tay liên hệ với Huỳnh Lai để được hỗ trợ nhé.