Hiện nay, hầu hết các thiết bị mà con người sử dụng trong sinh hoạt đều có liên quan đến điện. Đây là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với cuộc sống, từ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ cũng được vận hành nhờ vào điện. Để có được điện tiêu thụ hàng ngày phải được lấy từ nguồn điện có điện áp cao hơn. Vậy điện cao áp là gì? Cùng tìm hiểu thêm về nó qua bài viết dưới đây.
>>>> Xem thêm: Bảng Giá Điện Dân Dụng Mới Nhất
Điện cao áp là gì?
Điện cao áp là điện áp với áp suất cao từ nguồn năng lượng của mạch điện đẩy các electron tích điện qua một vòng dây dẫn, từ đó giúp thực hiện chức năng chiếu sáng. Thông thường, để xếp vào nhóm điện cao áp thì phải có điện áp từ 110kW – 200kW đến 500kW và được sử dụng cho các mạng phân phối điện đi xa.
Ở nước ta điện cao áp nhất được sử dụng là khoảng 500kW, chúng ta có thể nhận biết loại điện này thông qua thông số ghi trên chuỗi sứ ở đường dây điện cao áp.
Công trình đường dây điện siêu cao áp 500kW đầu tiên ở nước ta là đường dây 500KV Bắc – Nam, nối liền từ Hòa Bình đến Phú Lâm, với chiều dài 1488km. Mục đích chính của đường điện này là để truyền tải điện dư từ miền Bắc để cung cấp cho miền Trung và miền Nam. Đồng thời, giúp liên kết các hệ thống điện ở nước ta một cách thống nhất.
Tụ điện cao áp là gì?
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động, được sản xuất với cấu trúc là 2 bề mặt dẫn được và được ngăn cách với nhau bằng dung môi. Khi có sự chênh lệch điện thế giữa 2 bề mặt thì sẽ xuất hiện sự tích tụ điện.
Hiện nay, có 2 loại tụ điện cao áp là:
- Tụ cao áp: Có trị số từ 1 – 2KV và thường kết hợp với 1 con trở và 1 con diode để dập xung cao áp.
- Tụ XY: Được mắc song song với biến áp xung, một đầu bên sơ cấp một đầu bên thứ cấp nối mass, có tác dụng chống sốc điện và hỗ trợ hạn chế xung rò từ bên sơ cấp sang bên thứ cấp.
>>>> Tham khảo: Tác Dụng và Nguyên Lý Hoạt Động Của Tụ Bù Công Suất Phản Kháng
Dụng cụ đo điện cao thế
Để biết được điện áp có áp suất bao nhiêu, người ta sẽ sử dụng vôn kế 1 chiều hoặc vôn kế xoay chiều để đo.
Đơn vị đo của điện cao áp là Vôn, kí hiệu V. Đây là đơn vị được đặt theo tên một nhà vật lý tên là Alessandro Volta, người Ialia – Là người phát minh ra voltaic, tiền thân của pin được sử dụng phổ biến trong cuộc sống ngày nay.
Điện áp sẽ được đo tại 2 điểm khác nhau trong một mạch điện để kiểm tra và có kết quả chính xác, giảm thiểu sai số.
Quy ước khoảng cách an toàn của điện cao áp
Điện thông thường đã ẩn chứa những nguy hiểm, vì thế điện cao áp sẽ còn tác động rất mạnh đến con người nếu không được bảo vệ ở những khoảng cách an toàn.
Ở nguồn điện cao thế, bạn phải đảm bảo an toàn và tuân thủ khoảng cách khi ở gần như:
- Điện thế 110kW với khoảng cách an toàn là trên 1, 5m
- Điện thế 220kW có khoảng cách an toàn tối thiểu là 2,5m
- Điện thế 500kW rất nguy hiểm và khoảng cách an toàn là trên 4,5m
Đối với điện cao áp 220kW và 500kW có tính chất nguy hiểm, nên được xây dựng hành lang bảo vệ dọc theo đường dây điện trên không như sau:
- Chiều dài: Được tính từ đường điện đi ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến đường dây đi vào của trạm tiếp theo.
- Chiều rộng: Là khoảng cách giữa 2 đường dây điện chạy song song với nhau và ở trạng thái tĩnh.
- Chiều cao: Đo từ đáy móng cột điện cao áp đến điểm cao nhất của tụ điện đó và cộng với khoảng cách an toàn tối thiểu được quy ước sẵn.
- Đối với hàng lang bảo vệ của đường dây 500kW, không được phép xây dựng nhà ở và công trình.
Cách nhận biết các đường điện cao áp
Nhận biết đường điện cao thế khá đơn giản thông qua việc quan sát các chuỗi sứ ở trên cột điện cao áp như sau:
Mức điện áp | Số lượng bát/chuỗi |
500kW | 24 |
220kW | 12-24 |
110kW | 6-9 |
Những yếu tố nguy hiểm của đường điện cao áp
Nguồn điện cao thế rất nguy hiểm, con người khi ở gần trụ điện cao áp hơn khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ có thể bị phóng điện. Ở đây có tổn tại hồ quang điện có năng lượng và nhiệt lượng rất mạnh, có thể ngay lập tức đốt cháy các bộ phận trên cơ thể gây bị thương hoặc nặng hơn dẫn đến chết người.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn điện cao áp:
- Vi phạm các quy trình kỹ thuật về sự an toàn trong quá trình lắp đặt, thi công, sửa chữa các đường dây điện: Không thực hiện các thủ tục với các cơ quan quản lý đường dây để cắt điện, thử điện, thi công, nối đất…
- Vi phạm khoảng cách an toàn điện tối thiểu đã được quy ước, chơi gần đường điện cao thế, thả diều…
Qua bài viết trên, Huỳnh Lai đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về quy ước điện cao thế và những nguy hiểm có thể gặp phải để phòng tránh, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
>>>> Xem thêm: Thiết Bị Điện Dân Dụng Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Điện Dân Dụng Trong Đời Sống