Hiện nay, hệ thống điện là một phần không thế thiếu trong mỗi công trình, từ nhà ở đến các công trình lớn như bệnh viện, chung cư,…. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện thì máng đi dây điện luôn là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ đường dây, phòng chống cháy nổ,…
Máng đi dây điện là gì?
Máng đi dây điện là máng dẫn dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện trong tủ điện điều khiển, tủ điện phân phối, tủ điện tổng MSB.
Phân loại máng đi dây điện
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại máng đi dây điện khác nhau, để đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau, hay chi phí đầu tư khác nhau. Dưới đây là các cách phân loại các loại máng điện.
Dựa vào công dụng có thể chia làm các loại chính như sau:
- Máng đi dây điện âm sàn: Là loại máng thường lắp đặt cho các công trình ở trong nhà thường được làm bằng nhựa.
- Máng kẹp có nắp che cong (bán nguyệt): Là loại máng thường lắp đặt cho các công trình ở ngoài trời hoặc những nơi mà kim loại dễ bị môi trường tác động ăn mòn, rỉ sét để đảm bảo kết cấu vững chắc và độ bền với thời gian.
- Máng đi dây 2,9m: Là loại máng thường lắp đặt cho các công trình ở ngoài trời hoặc những nơi có môi trường làm việc mà kim loại dễ bị tác động ăn mòn, rỉ sét.
Dựa vào chất liệu thì có thể chia thành các loại như sau:
- Máng sơn tĩnh điện: là loại thường được sử dụng nhiều nhất. Có nhiều đặc tính nổi bật như cách điện (bằng 1 lớp sơn), chống cháy, nổ, chống ăn mòn tốt, đặc biệt là độ thẩm mỹ cao do màu sơn trùng với màu tường, cột hoặc các đường ống khác.
- Máng cáp mạ kẽm (tráng kẽm): Máng cáp được tráng một lớp kẽm trên bề mặt giúp tránh nhiều tác động từ bên ngoài, chống ăn mòn và rĩ sét khá cao. Thường được sử dụng công trình ngoài trời hoặc trong các môi trường dễ bị tác động bởi thời tiết và chất hóa học.
- Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng: Đây là loại máng cáp có nhiều đặc tính nó mang lại là vô cùng tốt nhưng chi phí khá cao trong các loại phổ biến vì. Có tác động chống oxi hóa, chống ăn mòn, chống rỉ sét, … thường được sử dụng đi âm sàn, âm tường,… nhưng vẫn đảm bảo kết cấu vững chắc theo thời gian.
- Máng cáp inox: Là loại máng cáp được sử dụng từ Inox tương tự như máng cáp mạ kẽm nhúng nóng. Chi phí sản xuất loại máng inox này khá cao nhưng chất lượng thì rất tốt.
- Máng cáp nhựa hay còn gọi là máng nhựa đi dây, máng điện nhựa, trunking nhựa hoặc hộp chứa cáp nhựa, Máng cáp nhựa dùng đi dây điện dân dụng 1.5, 2.5, 2×1.5mm, 2×2.5mm âm tường với số lượng dây rất ít. Máng nhựa phổ biến trên thị trường Việt Nam do chi phí rẻ, dễ lắp đặt.
Gồm nhiều loại như máng nhựa đi dây điện 25×25, máng nhựa đi dây điện 25×45, máng nhựa đi dây điện 33×33, máng nhựa đi dây điện 45×45,…
- Máng cáp composite: là sản phẩm thường được sử dụng ở những nơi có độ ăn mòn rất cao như khu vực tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khu vực nước biển hoặc nhiễm mặn, khu vực cần cách điện, cách nhiệt tuyệt đối và giá thành máng cáp composite đắt đỏ nên việc sử dụng sản phẩm này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Máng điện – Ưu điểm và giải pháp tiết kiệm chi phí
Đặc biệt khi so với đường ống cáp thì máng điện đi dây có nhiều đặc điểm nổi trội hơn, điển hình như:
- Máng điện rất an toàn khi thi công các công trình và tin cậy cho người sử dụng. Có thể sử dụng ở nhiều loại môi trường khác nhau như các công trình ở trong nhà, công trình ở ngoài trời hoặc những nơi mà kim loại dễ bị môi trường tác động ăn mòn, rỉ sét,… Hay các công trình ở ngoài trời.
- Trọng lượng của máng điện đi dây thì nhẹ, phân tán nhiệt tuyệt vời. Có khả năng chống cháy nổ, chống ăn mòn cao.
- Lắp đặt linh hoạt, dễ dàng kết hợp cùng nhiều sản phẩm khác, và có tính thẩm mỹ cao.
- Máng điện đi dây giúp tiết kiệm không gian hơn cho công trình, tiết kiệm chi phí thiết kế hệ thống, thi công và bảo trì. Sử dụng máng cáp khách hàng có thể tiết kiệm được từ 10 tới 60% chi phí nhân công và nguyên vật liệu do việc lắp đặt.
- Việc tiết kiệm chi phí lắp đặt ban đầu còn giúp giảm một số các chi phí khác sau này ví dụ như chi phí bảo dưỡng, chi phí mở rộng cũng như tránh lãng phí điện trong quá trình sản xuất, giảm thiểu các vấn đề về môi trường và các chi phí của hệ thống thu thập dữ liệu.