Mục lục bài viết
Năng lượng xanh là gì? Đây là các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu khí thải và bảo vệ hệ sinh thái. Bài viết của Huỳnh Lai dưới đây, sẽ giải thích khái niệm năng lượng xanh và cung cấp thông tin về các nguồn năng lượng xanh phổ biến hiện nay cho bạn hiểu rõ hơn.
Năng lượng xanh là gì?
Năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo, được sản xuất từ những nguồn tài nguyên tự nhiên có khả năng phục hồi nhanh chóng hoặc không bị cạn kiệt trong thời gian sử dụng. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ, năng lượng xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Chính vì thế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, còn đảm bảo an ninh và tính bền vững của nguồn cung năng lượng trong tương lai. Đây là loại năng lượng không gây ô nhiễm và có khả năng tái tạo, thường được gọi là năng lượng sạch, tái tạo hoặc bền vững.
Hơn nữa, một số quốc gia dẫn đầu trong việc áp dụng năng lượng xanh bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Iceland. Họ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Các nguồn năng lượng xanh
>>>>/ Xem thêm: dây cáp điện daphaco
Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng xanh không gây ô nhiễm đang tiến triển rất nhanh chóng. Đặc biệt là với sự phát triển của các loại năng lượng tái tạo. Dưới đây là 6 nguồn năng lượng tái tạo phổ biến:
Năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng xanh được sử dụng rộng rãi nhất, năng lượng mặt trời được khai thác thông qua các tấm pin quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Ngoài ra, năng lượng mặt trời còn được ứng dụng trong việc đun nóng nước, sưởi ấm tòa nhà, nấu ăn và cung cấp ánh sáng tự nhiên.
Bây giờ, công nghệ này đã trở nên đủ rẻ để người dân có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày, từ các thiết bị nhỏ gọn cho đến việc cung cấp năng lượng cho cả khu vực dân cư.
Năng lượng gió
Năng lượng gió được đánh giá là năng lượng sạch đầy tiềm năng.
Sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng bằng cách quay tua bin. Các khu vực cao hoặc ngoài biển, nơi gió mạnh hơn, thường là nơi lý tưởng để khai thác nguồn năng lượng này, giúp tạo ra nhiều điện năng hơn.
Năng lượng nước
Năng lượng nước hay còn gọi là thủy điện, đây là nguồn năng lượng rẻ nhất.
Năng lượng nước được tạo ra từ các chu trình tự nhiên của nước như bốc hơi, mưa, thủy triều và dòng chảy qua đập. Thủy điện phụ thuộc vào lượng mưa để có thể sản xuất ra một lượng điện năng đáng kể.
Năng lượng địa nhiệt
Dưới bề mặt Trái đất tồn tại một nguồn nhiệt khổng lồ, bắt nguồn từ quá trình hình thành Trái đất và sự phân rã của các chất phóng xạ. Nguồn nhiệt này đã được khai thác từ hàng ngàn năm trước, ban đầu để tắm tại các suối nước nóng, và ngày nay còn được sử dụng để sản xuất điện.
Sinh khối
Các nguyên liệu tự nhiên như mùn cưa, phế phẩm nông nghiệp và gỗ có thể được đốt để tạo ra năng lượng. Sinh khối chứa năng lượng từ ánh sáng mặt trời và khi được sử dụng, phát thải ít hơn so với các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học chính là nguồn nhiên liệu sạch. Thay vì đốt trực tiếp sinh khối, người ta có thể chuyển đổi các vật liệu hữu cơ này thành nhiên liệu, chẳng hạn như Ethanol và dầu Diesel sinh học. Nhiên liệu sinh học chiếm 2,7% nguồn nhiên liệu cho giao thông đường bộ toàn cầu vào năm 2010 và có thể đáp ứng hơn 25% nhu cầu nhiên liệu giao thông vào năm 2050.
Tóm lại trong bài viết trên, Huỳnh Lai đã giúp bạn hiểu rõ về năng lượng xanh là gì? Đó là những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm và có khả năng tái tạo, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Các nguồn năng lượng xanh phổ biến bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nước, địa nhiệt, sinh khối và nhiên liệu sinh học.