5 Phụ Kiện Lắp Đặt Tủ Điện Thông Dụng 

Mục lục bài viết

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp phụ kiện lắp đặt tủ điện chính hãng tại Thành phố Hồ Chí Minh?  Thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay (028) 38217955 để nhận được sự tư vấn của chúng tôi. Thiết bị điện Huỳnh Lai, hiện nay là một cơ sở cung cấp các phụ kiện để lắp ráp tủ điện uy tín nhất nhì tại Thành phố. Sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đến bạn sẽ là những mặt hàng chính hãng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế mà những sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn ở mức cao nhất.

Thiết bị đóng cắt là gì?

 

Thiết bị đóng cắt là gì?

Thiết bị đóng cắt là gì?

Thiết bị đóng cắt: Đây là một thuật ngữ để chỉ những thiết bị điện mà có nhiệm vụ chuyển đổi, điều khiển và bảo vệ cho mạch điện. Bảo vệ để tránh những sự cố về điện xảy ra ngoài ý muốn.

Những thiết bị chuyển mạch thông thường, Thí dụ, thiết bị đóng cắt MCCB, MCB hay ELCB. Hay là cầu chì chuyển mạch, các bộ chuyển mạch khác. 

Ngoài ra, còn một số thiết bị đóng cắt khác như: rơ-le bảo vệ, máy biến điện áp, thiết bị điện chống sét, máy biến dòng, aptomat, …

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thiết Bị Đóng Cắt ABB Chính Hãng

Phân loại thiết bị đóng cắt 

Các loại thiết bị đóng cắt

Các loại thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt điện hạ thế

Sử dụng cho các thiết bị với điện áp thấp: 1000 VAC, 1500VDC

Thiết bị đóng cắt điện trung thế

  • Các thiết bị này hoạt động trong nguồn điện từ 3,3kV – 33kV. Dùng để kết nối điện với những mạng điện khác nhau.
  • Sử dụng ở các trạm biến áp
  • Với nhiệm vụ chính là gián đoạn dòng điện khi có lỗi sự cố về điện xáy ra trong hệ thống điện
  • Với một số ứng dụng đặc biệt như: Ngắt dòng điện ngắn mạch, chuyển đổi dòng điện cảm ứng,,,

 Thiết bị đóng cắt điện cao thế

  • Các thiết bị này hoạt động với dòng điện hơn 36kV. 
  • Với bộ ngắt mạch điện có điện áp cao. Vì vậy thiết kế của các thiết bị đóng cắt cao thế giúp đảm bảo sự vận hành an toàn và đáng tin cậy. Không thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều hệ thống quan trọng lớn.

>>> Các Thiết Bị Đóng Cắt Và Bảo Vệ Mạch Điện Trong Gia Đình

5 phụ kiện lắp ráp tủ điện thông dụng

Phụ kiện lắp ráp tủ điện là một thiết bị điện vô cùng quan trọng trong mạng lưới điện. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ thống điện trong công trình của bạn. Vậy thì cùng Huỳnh Lai tìm hiểu 5 món phụ kiện lắp ráp tủ điện thông dụng và thường gặp nhất.

Aptomat

Aptomat được xem là một thiết bị điện bảo vệ đa năng. Chức năng chính aptomat chính là bảo vệ sự cố khi dòng điện bị ngắn mạch, sự cố rò rỉ, quá áp hay bị quá tải.

phu-kien-lap-dat-tu-dien

Trong tủ điện thì aptomat là một phụ kiện không thể thiếu. Bởi đây là thiết bị điện đang dần thay thế một số thiết bị khác như: cầu dao, cầu chì. Cũng dễ hiểu thôi khi mà aptomat lại có thể vận hành tốt hơn hẳn. Nhằm đảm bảo cho sự an toàn cho toàn bộ hệ thống đường điện của bạn. Hạn chế những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Công tắc tơ

Đây là một loại thiết bị dùng để đóng, cắt, điều khiển động cơ. Công tắc tơ được dùng cả trong hệ thống điện dân dụng và trong cả hệ thống điện công nghiệp. Nhằm hỗ trợ chuyển mạch và đóng mở cầu dao.

phu-kien-lap-dat-tu-dien

Cơ bản là mỗi công tắc đều sẽ được cấu tạo từ 2 điểm. Được chia thành 2 loại chính là công tắc đơn và công tắc đa. Tùy vào mục đích sử dụng của người dùng mà chủ công trình phải lựa chọn được những sản phẩm phù hợp.

Rơle điện

Rơ le là một thiết bị được cấu tạo từ các bộ phận như: tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, lò xo, cuộn dây, nắp, nguồn, nguồn nuôi Rơle,…

phu-kien-lap-dat-tu-dien

Công dụng chính của thiết bị này chính là được sử dụng trong hệ thống tủ điện điều khiển có tiếp điểm. Bảo vệ các phần tử của hệ thống điện trong các điều kiện làm việc không bình thường. Bằng cách là chúng sẽ cô lập các sự cố bằng cách thông qua thiết bị đóng cắt.

Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và sinh hoạt của mọi người bởi tính năng tự động hóa của nó.

Nút nhấn

Đây là một phụ kiện mà bất cứ tủ điện nào cũng phải có. Nút nhấn thường sẽ được thiết kế nằm ở mặt trước của tủ. Tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như vận hành. Đặc biệt, tủ điện còn có thêm nút dừng khẩn cấp. Sẽ được sử dụng khi hệ thống có sự cố, đóng cắt toàn bộ hệ thống mạch điện.

phu-kien-lap-dat-tu-dien

Khóa và bản lề

Trong sản xuất vỏ tủ điện thì phần khóa và bản lề là 2 cái không thể thiếu trong khâu lắp đặt tủ điện.

phu-kien-lap-dat-tu-đien

Một số tính năng quan trọng của thiết bị đóng cắt

Chức năng của thiết bị đóng cắt

Chức năng của thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt đảm bảo sự an toàn khi sử dụng điện 

Không chỉ các hộ gia đình, mà các công trình công nghiệp vận hành mới quy mô lớn. Thì không thể thiếu thiết bị đóng cắt. Ví dụ, khi hệ thống điện của bạn xảy ra sự cố điện ở một bộ phận nào đó trong toàn bộ hệ thống điện. Khi đó, thiết bị đóng cắt sẽ bắt đầu hoạt động chức năng của mình để cách ly mạch bị lỗi. Đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị điện. Cũng như tránh các tình trạng cháy nổ, ảnh hưởng đến con người.

Thiết bị đóng cắt đảm bảo cho hệ thống điện hoạt động tốt hơn

Hệ thống mạch điện nhờ có các thiết bị đóng cắt mà điều phối được cường độ dòng điện hoạt động tốt hơn. Thiết bị đóng cắt sẽ có những quy định điện áp an toàn. Không quá lớn cũng như không quá nhỏ làm cho mạch điện bị chập. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị điện. Sử dụng các thiết bị đóng cắt chúng ta sẽ không tốn thêm chi phí khi hư hỏng các thiết bị điện.

Thiết bị đóng cắt giúp các thao tác bằng tay an toàn hơn

Hầu hết các thiết bị đóng cắt trên thị trường hiện nay, cần có thiết kế an toàn khi xảy ra các sự cố về điện. Bạn có thể kiểm soát một cách thủ công để tự tay đóng cắt mạch điện bằng tay nếu thiết bị đóng cắt điện tự động bị hư hỏng.

2 lưu ý khi chọn mua phụ kiện lắp ráp tủ điện

Khi chọn mua phụ kiện lắp ráp tủ điện thì bạn nên chú ý đến 2 vấn đề lớn sau:

Chọn mua sản phẩm đúng kích cỡ, số lượng phụ kiện cần thiết

Tùy vào hệ thống điện mà sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì thế mà bạn sẽ cần phải đi tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để chọn mua đúng sản phẩm. Thêm nữa là mua đủ số lượng thiết bị phụ kiện tủ điện yêu cầu.

Chọn được cơ sở bán phụ kiện tủ điện uy tín

Trong cuộc sống ngày nay thì bạn hoàn toàn có thể mua các phụ kiện này ở bất kỳ cơ sở thiết bị điện nào. Tuy nhiên để tránh trường hợp mua những sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì bạn nên lựa chọn những cơ sở cung cấp uy tín. Không những được đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo về các chính sách bán hàng. Chẳng hạn như: chế độ bảo hành, chế độ vận hành, chế độ tư vấn,….Khách hàng sẽ là người có nhiều lợi ích nhất.

Hướng dẫn các bước lắp đặt tủ điện đúng nhất

Hướng dẫn lắp đặt tủ điện

Hướng dẫn lắp đặt tủ điện

 

Việc lắp đặt tủ điện khá là đơn giản. Nhưng bạn cần phải chú ý đến sự chắc chắn và tỉ mỉ để tủ điện hoạt động đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bước 1: Viết ra sơ đồ phân bổ những thiết bị mà cùng nguyên lý hoạt động

Sơ đồ phân bố những thiết bị điện quan trọng. Sơ đồ phải thể hiện được sự logic và mang tính tối ưu hóa. Hạn chế các sự phẩn bổ quá cồng kềnh và tốn nhiều chi phí. Hãy lập được một sơ đồ mà có sự tính toán về lâu dài trong sự thay đổi các thiết bị về sau.

Đây là công đoạn đầu tiên cho cả một quá trình lắp đặt. Cho nên, bạn nên cẩn thận và không nên bị sai sót ở bước này để các bước sau được thuận lợi và chính xác hơn.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn các loại vật liệu và thiết bị cho thi công lắp đặt tủ điện

Quy trình lắp đặt tủ điện

Quy trình lắp đặt tủ điện

Bước 3: Tìm vỏ tủ điện chứa các thiết bị điện trước đó đã chuẩn bị cho lắp đặt tủ điện

Một số lưu ý trước khi thiết kế lắp đặt tủ điện:

  • Chú ý đến các thiết bị mà mang tính thông báo. Như là đèn báo tín hiệu, đồng hồ đo các chỉ số điện, phải được đặt ở phía trên.
  • Sắp xếp các thiết bị điện khác ở dưới như: công tắc, phím nhấn, hoặc cầu dao.
  • Sắp xếp các thiết bị điện ở dưới theo một hàng ngang hoặc là hàng dọc để dễ dàng cho thao tác điều khiển.
  • Nên có lưới che chắn ở những vị trí thông gió ở tủ điện. Tránh trường hợp chuột hay những động vật khác làm hỏng đường dây điện kết nối

Bước 4: Tự sắp xếp những bộ phận lên bảng điện để lắp đặt tủ điện

Ở bước này, ngoài tính chính xác, bạn phải cân nhắc đến yếu tố thẩm mỹ nhé. Như là:

  • Rơ le, những thiết bị có tính cảm biến, bộ điều khiển đều nên lắp ở phía trên.
  • Một số các thiết bị đóng cắt quan trọng thì đặt phía dưới
  • Phần đấu dây điện nên đặt phía dưới cùng để dễ dàng hơn cho việc nối các loại dây điện khác nhau.

Bước 5: Đấu dây điện để hoàn thành lắp đặt tủ điện

Ở bước này bạn nên chú ý màu sắc của dây điện để tiến hành đấu phù hợp. Lưu ý rằng, thường thì những người thợ chuyên sâu về điện sẽ lắp đặt dây mạch động lực trước. sau đó mới đến dây điều khiển. Chúng được nối vuông góc với nhau.

Bước 6: Kiểm tra lại sự an toàn từ các thiết bị, bảng điện

Khi lắp đặt xong từ các bước trên. Nhớ so sánh khi lắp đặt tủ điện công nghiệp với sơ đồ đã lập trước xem đã khớp chưa nhé. 

Bước 7: Lập khung chân cho tủ điện và kéo nguồn dây về phía tủ điện

Bước 8: Kiểm tra lại lần cuối sự an toàn từ trong ra ngoài 

Nên mua phụ kiện lắp ráp tủ điện hàng chính hãng ở đâu tại TPHCM

Ngày nay có rất nhiều cơ sở, cửa hàng, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm phụ kiện lắp đặt tủ điện mang đến sự đa dạng và phong phú. Nhưng với thực trạng hiện nay thì có rất nhiều mặt hàng phụ kiện đến từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau. Vì thế mà có rất nhiều bạn sẽ có thể bị mắc bẫy bởi các nhà sản xuất không uy tín. Do đó, điều quan trọng khi mua sản phẩm thì bạn sẽ phải chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để bạn có thể tự mình trải nghiệm hết những tính năng mà bạn đã mua sản phẩm đó.

Có thể bạn quan tâm:

Phụ Kiện Tủ Điện Chính Hãng – Điện Công Nghiệp Và Dân Dụng

Lưu Ý Đặc Biệt Khi Lựa Chọn Phụ Kiện Tủ Điện Cho Các Công Trình Điện

Ứng Dụng Của Cuộn Kháng Trong Cuộc Sống

Liên Hệ

Với mục tiêu là cầu nối giữa Nhà Sản Xuất, Nhà Nhập Khẩu và Người tiêu dùng là các Doanh nghiệp, Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp vv… Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu cao và đa dạng của Quý khách hàng.