Hệ thống mạng lưới điện là một phần không thể thiếu tại các công trình lớn như tòa nhà, bệnh viện, trường học,… hay các công trình nhỏ như nhà cấp 4. Để bảo vệ mạng lưới đó, cần có những thiết bị bảo vệ. Và trong số đó chính là relay nhiệt. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem relay nhiệt là gì? Và các ứng dụng của nó nhé!
Relay nhiệt là gì?
Relay nhiệt (rơ le nhiệt) là một loại khí cụ điện khi có sự co dãn của các thanh kim loại do nhiệt tác động thì nó tự động đóng cắt tiếp điểm. Được ứng dụng rộng rãi trong cả hệ thống điện dân dụng đến hệ thống điện công nghiệp. Đối với hệ thống điện công nghiệp thì relay nhiệt cần lắp thêm cả contactor (khởi động từ) để có thêm chức năng bảo vệ động cơ của các thiết bị sử dụng điện và bảo vệ mạch điện không bị quá tải.
Relay nhiệt có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của relay nhiệt độ bao gồm các chi tiết như sau: đòn bẩy, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, vít chỉnh dòng điện tác động, thanh lưỡng kim, dây đốt nóng, cần gạt và nút phục hồi.
Nguyên lý hoạt động
Rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng rất lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng một vai trò vô cùng quan trọng để thiết bị hoạt động hiệu quả. Phiến kim loại kép này được ghép từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn ở khác nhau.
Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên thanh thép kép khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn lúc này ta có thể dùng trực tiếp cho dòng điện hoặc dây trở bao quanh.
Phân loại relay nhiệt
Relay điều chỉnh nhiệt độ được phân loại như sau:
- Relay nhiệt lrd
Có chức năng bảo vệ động cơ lắp đặt cùng khởi động từ lc1d để bảo vệ động cơ và bảo vệ pha cấp class 10a hoặc 20. Sản phẩm có cấu tạo lưỡng kim nhiệt ở 3 cực và tự động reset hoặc bằng tay. Ứng dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, bảo vệ động cơ theo tiêu chuẩn trực tiếp và bảo vệ quá tải, mất pha.
- Relay nhiệt lr9f
Có chức năng cảnh báo bên trong và bảo vệ động cơ từ 18.5 -315kw và được lắp đặt với khởi động từ lc1f. bộ relay nhiệt độ lr9f có 8 dải điều chỉnh với 2 cấp chính xác class10 và 20. Cảnh báo và dự chọn nút cân bằng tải, có thể sử dụng kết hợp với contactor f hoặc dùng độc lập đều được.
- Relay nhiệt điện tử eocr
relay nhiệt điện tử có dòng từ 0.5 – 60a, điện áp nguồn cung cấp mở rộng từ 24 – 230vac. Để khởi động relay nhiệt này có thể sử dụng bằng tay hoặc tự động. Chức năng là bảo vệ quá dòng, quá tải, giám sát quá mô men, khóa rotor bảo vệ động cơ khi mất pha. Tích hợp 2 đèn led có chức năng hiển thị các trạng thái như: đang khởi động, kẹt rotor, quá mô men và mất pha.
Hướng dẫn cách chọn relay nhiệt
Để cách tính toán chọn relay nhiệt được đúng nhất, mang lại hiệu quả nhất thì bạn phải chú ý từng bước sau
Bước 1: Lựa chọn dòng điện định mức phù hợp cho relay
Dòng điện định mức của relay nhiệt phải bằng với dòng điện định mức của động cơ mà chúng ta cần bảo vệ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến phụ tải cộng với nhiệt độ của môi trường xung quanh cũng là yếu tố quan trọng cho cách chọn rơ le nhiệt.
Lưu ý rằng, tác động của relay có giá trị là (1,2 ÷ 1,3) Idm
Dưới đây, là bảng chọn relay nhiệt với từng công suất động cơ khác nhau:
Bước 2: Chú ý đến các thông số và tính toán dòng định mức
Ở bước này bạn cần phải lưu tâm đến cách chọn contactor và relay nhiệt tương ứng. Hầu hết, bạn nên chú ý đến các thông số đã có sẵn trên sản phẩm. Bởi vì nhà sản xuất đã nêu rõ loại contactor nào phù hợp với loại relay nào. Bạn nên tham khảo một số tài liệu hướng dẫn sử dụng rơ le nhiệt để hiểu hơn.
Cũng tương tự như tính toán contactor, ta có công thức sau để tính dòng định mức:
Idm = Itt x 2
Iccb = Idm x 2
Ict = (1,2-1,5)Idm
Lấy ví dụ minh họa để bạn dễ hiểu hơn, là:
Động cơ của thiết bị là 3 pha, 380V, 3kW thì
Dòng định mức là: Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) với cosphi có hệ số là 0,85
Giải:
suy ra: Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A
Với relay nhiệt có 1,2-1,4 lần Idm. Thì ta chọn Idm=1,4*5,4=7,6A
Cho nên chúng ta nên chọn relay nhiệt là 8A. Nên chọn dải dòng dư để thuận tiện cho việc điều chỉnh khi mà ta sử dụng thực tải
Bước 3: Kiểm tra kỹ lại một lần nữa và tiến hành sử dụng relay nhiệt
>>> Tham khảo ngay: Relay bảo vệ chạm đất – Earth Fault Relay
Ví dụ cụ thể cho cách chọn relay nhiệt
Động cơ của bạn gồm 3 pha với hiệu điện thế là 380V, có công suất là 15kW, dải hoạt động là 22-34A. Nếu bạn muốn chọn relay nhiệt của thương hiệu Mitsubishi Nhật Bản thì bạn nên chọn rơ le có thông số sau: TH-T50 35A (30-40A). Thông số này có sẵn trên sản phẩm. Từ đó suy ra contactor cũng như aptomat nên chọn dải hoạt động là 40A hoặc cao hơn. Không nên chọn thấp hơn đâu bạn nhé.
Chú ý, cách chỉnh rơ le nhiệt là chỉnh dòng điện ở rơ le theo cái dòng điện mà ta làm việc thực tế, trên nhãn động cơ có dòng điện ghi sẵn.
>>> RELAY ĐIỀU KHIỂN HỆ SỐ CÔNG SUẤT – POWER FACTOR REGULATOR
Một vài lưu ý khi chọn relay nhiệt độ
– Chọn đúng dòng relay nhiệt phù hợp cho nhu cầu của mình.
– Chọn relay nhiệt phù hợp với contacror, thông số này đã được nhà sản xuất ghi ngay trên tờ catologue của sản phẩm.
– Nên chọn những relay nhiệt có dải chỉnh dòng lớn hơn nhu cầu sử dụng một chút để có thể điều chỉnh trong quá trình hoạt động thực tải.
Nơi bán relay nhiệt độ
Nếu bạn đang cần tìm một nơi bán relay nhiệt đáng tin cậy để mua relay nhiệt thì có thể ghé qua trang web của chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn tận tình nhất, giúp quý khách chọn được loại relay nhiệt phù hợp nhất cho mạng lưới điện của bạn.
Tùy vào loại relay cảm biến nhiệt độ sẽ có giá khác nhau. Ví dụ như relay nhiệt huyndai hgt18k (cho hgc9 ~ hgc18) cho dải dòng 0.12 – 0.18a, 0.18 -0.26a, 0.25 – 0.35a, 0.34 – 0.5a, 0.5 – 0.7a, 0.6 – 0.9a, 0.8 – 1.2a, 1.1 – 1.6a, 1.5 – 2.1a, 2 – 3a, 2.8 – 4.2a, 3 – 5a, 4 – 6a, 5.6 – 8a, 6 – 9a, 8 – 12a, 12 – 18a. Hoặc hgt265k (cho hgc185~hgc265) cho dải dòng 90 – 150a, 111 – 185a, 135 – 225a, 159 – 265a,…