Mục lục bài viết
Bạn có bao giờ thắc mắc những vật dụng điện trong nhà mình có chức năng và cấu tạo như thế nào hay không? Trong bài viết dưới đây, Huỳnh Lai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. Tham khảo nhé!
Mạng điện trong nhà là gì?
Mạng điện trong nhà là những loại mạng điện có điện áp tương đối thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối chính để cung cấp cho các thiết bị, đồ dùng cần điện trong gia đình. Mạng điện trong nhà là hệ thống có dây pha và dây trung hòa đi qua công tơ điện từ vào nhà. Tuy nhiên, mạng điện vẫn có điện áp nên khi sử dụng bạn cần chú ý, hạn chế tránh xa tầm tay của trẻ em.
Đặc điểm của mạng điện trong nhà
Một số đặc điểm của mạng điện trong nhà:
- Điện áp của toàn bộ mạng điện trong nhà:
- Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà như: Nồi cơm, bóng đèn, quạt điện,… Mỗi đồ dùng tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau nên sẽ có công suất khác nhau.
- Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện. Các loại thiết bị điện (công tắc, cầu dao, ổ cắm điện,…) hay các vật dụng thiết yếu cần sử dụng điện trong nhà. Riêng các thiết bị như: Cầu dao, aptomat, cầu chì,… có điện áp định mức cao hơn mạng điện trong nhà.
Thiết bị đóng – cắt mạch điện
Công tắc điện
Là một trong những thiết bị mà bạn thường thấy nhất ở tại nhà, cơ quan, trường học, bệnh viện,… Đây là loại thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện, thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.
Với cấu tạo được làm từ 2 phần: Vỏ được làm từ những vật dụng cách điện và 2 cực (cực động và cực tĩnh) thường được làm bằng đồng.
Công tắc điện được chia thành 2 loại:
- Dựa vào số cực: Công tắc điện hai cực, công tắc điện ba cực,…
- Dựa vào thao tác đóng – cắt: Công tắc bật, công tắc xoay, công tắc bấm,…
Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc trực tiếp với cực tĩnh làm kín mạch điện. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
Có thể bạn quan tâm: Công Tắc Thông Minh Là Gì? Lưu Ý Khi Mua Công Tắc Thông Minh
Cầu dao
- Cầu dao là loại thiết bị đóng – cắt dòng điện đồng thời cả dây pha và dây trung tính.
- Cầu dao được hình thành: Vỏ làm bằng nhựa và các cực động, các cực tĩnh làm bằng đồng.
Đối với thiết bị điện cầu dao chia thành 2 loại: Theo số cực và theo chỉ số sử dụng.
Xem thêm: Hệ Thống Điện Công Nghiệp Là Gì? Vai Trò & Ứng Dụng
Thiết bị lấy điện
Ổ điện
Ổ điện là vật dụng cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Là thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà cụ thể là lấy điện cho các đồ dùng, vật dụng cần điện trong nhà. Cấu tạo của ổ điện: Vỏ được làm bằng nhựa được nhà sản xuất chú thích thông số kỹ thuật và cực tiếp điện làm bằng đồng.
Phích cắm điện
Đây là thiết bị được dùng để cắm vào ổ điện, lấy điện nhằm cung cấp cho các đồ dùng điện trong nhà. Phích cắm điện được cấu tạo thành 2 phần: Thân và chốt tiếp điện.
Phân loại phích cắm điện được chia thành những loại như sau:
- Có nhiều loại: Loại tháo được, không tháo được, loại chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt,…
- Lưu ý: Khi sử dụng cần chọn đúng loại phích cắm điện có chốt và thông số kỹ thuật để tiếp nhận điện dễ dàng không gây cản trở hoặc không vào điện khi sử dụng.
Như chúng ta đã biết điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Điện được sử dụng hầu hết trong các nhà máy, cơ quan, bệnh viện, trường học,…Vì vậy, các thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho các thành viên có thể sử dụng và tiêu thụ điện thuận tiện, nhanh và tiện lợi mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
Nguyên tắc thiết kế mạng điện trong nhà
Để cho thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Dây đến các đèn phải dùng dây Cu\PVC 1×1,0 mm2 trong khi dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa dùng dây Cu\PVC 1×2,5 mm2.
- Đường dây điện trong nhà luôn được thiết kế dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên. Các thiết bị và ổ cắm điện phải được kết nối với tủ điện tổng, điện trở được tiếp đất cần được nhỏ hơn 4cm trong các trường hợp không nối thêm cọc.
- Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP. Và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.
- Phần tủ điện trong nhà cần có khoảng cách với phần sàn là 1.4 m, công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2 m và ổ cắm cần đặt cách sàn 0.4 m
- Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hoà sẽ được đặt cách 0.4 m so với độ cao của mái trần, cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2 m.
Bài viết trên đây, Huỳnh Lai đã chia sẻ cho bạn hiểu thêm được một vài thông tin hữu ích về các thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. Nếu như bạn cần tư vấn hoặc muốn tham khảo thêm các sản phẩm thì liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây: