VOM Là Gì? Cách Sử Đụng Đồng Hồ Vạn Năng (VOM)

Đồng hồ VOM là một công cụ đa chức năng và cần thiết trong việc thực hiện các công việc kiểm tra và sửa chữa trong lĩnh vực điện và điện tử. Vậy, VOM là gì? Nó thực sự có ý nghĩa gì trong hệ thống điện của công ty, Để hiểu rõ về thiết bị, hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu trong bài viết sau đây!

VOM là gì?

Đồng hồ VOM là thiết bị điện được biết đến với tên gọi khác là đồng hồ vạn năng. Đây là một thiết bị được sử dụng để kiểm tra và đo lường điện với các linh kiện điện tử. Chúng thường được thiết kế nhỏ gọn và nhẹ, thuận tiện để sử dụng cầm tay. Trên thị trường có hai loại đồng hồ VOM phổ biến: đồng hồ vạn năng VOM dạng kim và đồng hồ vạn năng VOM dạng số.

VOM là gì

Đồng hồ VOM có 4 chức năng chính lần lượt là: đo điện trở, điện áp AC, đo dòng điện, điện áp DC.

Có thể bạn quan tâm: Đồng Hồ Đo Ampe Kế Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động, Bảng Giá 2024

Cấu tạo và ứng dụng của đồng hồ VOM

Cấu tạo

Cấu tạo của một đồng hồ VOM bao gồm các thành phần chính sau:

  • Màn hình hiển thị: Là một màn hình LCD hoặc LED, hiển thị kết quả đo số liệu từ đồng hồ.
  • Nút chọn chức năng: Đây là nút dùng để chọn chế độ đo, bao gồm chế độ đo điện áp (Volts), dòng điện (Ampe), điện trở (Ohms) và các chức năng khác như kiểm tra transistor, điện dung,…
  • Nút bật/tắt và nút điều chỉnh mức đo: Dùng để bật hoặc tắt thiết bị và điều chỉnh mức đo phù hợp.
  • Các kẹp đo hoặc đầu dò: Dùng để kết nối với mạch điện hoặc các thành phần điện khác để thực hiện việc đo lường.
  • Nút giữ dữ liệu (Hold): Cho phép người dùng lưu giữ kết quả đo khi cần thiết.
  • Công tắc điện áp AC/DC (nếu có): Cho phép chọn chế độ đo điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC).

Ứng dụng của đồng hồ vạn năng VOM

Ứng dụng của đồng hồ VOM rất đa dạng và phổ biến trong ngành điện và điện tử, bao gồm:

  • Đo điện áp: Đo mức điện áp của nguồn điện hoặc các thành phần điện trong mạch.
  • Đo dòng điện: Đo mức dòng điện trong mạch.
  • Đo điện trở: Đo điện trở của các thành phần điện khác nhau.

Cấu tạo và ứng dụng của đồng hồ VOM

  • Kiểm tra kết nối và ngắt kết nối trong mạch điện: Kiểm tra dây nối, liên kết và xác định sự ngắt kết nối trong mạch.
  • Kiểm tra transistor và điện dung: Đồng hồ VOM có thể được sử dụng để kiểm tra transistor hoặc điện dung của các thành phần điện tử.

Cách sử dụng đồ hồ VOM

Đo điện xoay chiều (AC) và dòng điện 1 chiều (DC)

Hướng dẫn cách đo điện xoay chiều – AC

  • Bước 1: Chuyển thang đo về các thang AC.
  • Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Gắn que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
  • Bước 4: Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, ví dụ, nếu đo điện áp AC 220V, đặt thang AC 250V.
  • Bước 5: Đặt 2 que đó vào 2 điểm cần đo mà không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ và đọc kết quả đo được. 

Hướng dẫn cách đo điện 1 chiều DC

  • Bước 1: Khi đo điện áp xoay chiều, bạn cần chuyển thang đo về các thang DC.
  • Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω hoặc gắn que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
  • Bước 4: Để thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ, nếu đo điện áp DC 220V, đặt thang DC 250V.
  • Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn. Sau khi đo xong, bạn tiến hành đọc kết quả đo.

Đo thông mạch

  • Bước 1: Đặt đồng hồ ở chế độ đo điốt/thông mạch.
  • Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm. Nếu đồng hồ phát ra tiếng kêu “bip”, tức là đoạn mạch đó thông; ngược lại, nếu không có tiếng kêu, đoạn mạch đó không thông.

Đo cường độ dòng điện (Ampe)

Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất.

Bước 2: Nối que đồng hồ vào tải, que đỏ ở phía dương, que đen ở phía âm. Nếu kim chỉ số quá thấp, điều chỉnh thang đo xuống.

Bước 3: Chuyển chế độ của đồng hồ về thang DC.A – 250mA.

Bước 4: Tắt nguồn của các mạch thí nghiệm.

Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ với cực dương (+) và que đo màu đen với cực âm (-) theo hướng dòng điện trong mạch thí nghiệm. Nối đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.

Bước 6: Bật nguồn cho mạch thí nghiệm.

Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Xem thêm: Đồng Hồ Volt Là Gì? Nguyên Tắc Hoạt Động – Vai Trò – Cách Dùng

Đồng hồ đo điện phổ biến nên sử dụng  

Hiện nay, đồng hồ đo điện có rất nhiều loại, với các kích thước, kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, loại đồng hồ đo điện được ứng dụng nhiều nhất chính là đồng hồ ampe kìm HIOKI. 

Đồng hồ đo điện phổ biến nên sử dụng  

Ampe kìm Hioki được sản xuất kèm theo một túi da dày, được thiết kế để chống sốc hiệu quả. Thiết bị có nhiều chức năng: 

  • Tính năng cảnh báo pin yếu nhằm hạn chế gây gián đoạn trong quá trình đo.
  • Có thể mở rộng dải đo lên đến 2500A khi kết nối với vòng CT6280 nhờ công nghệ cảm biến dòng điện. Điều này có nghĩa là người dùng có thể đo được nhiều dây cùng lúc. 
  • Được trang bị một nút Hold với chức năng giữ kết quả hiển thị trên màn hình để dễ dàng ghi chép.

Các thông số kỹ thuật: 

  • Có khả năng đo dòng điện AC với dải tần 50-60Hz với 3 thang đo, giá trị đo từ 0.10 đến 1000A
  • Tính năng đo điện áp DC với 5 thang đo có giá trị đo từ 420.0 mV đến 600V
  • Có thể đo điện áp AC từ 50 đến 500Hz với 4 thang đo, giá trị đo từ 4000V đến 600V.
  • Được trang bị đầy đủ màn hình LCD, khả năng chống bụi nước tiêu chuẩn IP 40,…

Như vậy bài viết trên Huỳnh Lai đã liệt kê thông tin liên quan đến VOM. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp khách hàng hiểu rõ về “VOM là gì?”.