CB máy lạnh là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục CB máy lạnh bị nhảy

CB máy lạnh là thiết bị điện giúp tự động ngắt mạch máy lạnh khi bị quá tải dòng điện hoặc sự cố ngắn mạch, điện áp thấp,… Khi CB máy lạnh nhảy, nó không chỉ làm gián đoạn hoạt động của thiết bị mà còn có thể gây ra nguy cơ cháy nổ nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này của Huỳnh Lai sẽ chia sẻ đến bạn các nguyên nhân và cách khắc phục CB máy lạnh nhảy, đảm bảo an toàn điện trong gia đình.

1. CB máy lạnh là gì?

CB máy lạnh là thiết bị điện có chức năng tự động ngắt mạch khi máy lạnh sử dụng quá tải hoặc gặp sự cố như ngắn mạch, điện áp thấp,… CB viết tắt của Circuit Breaker, hay còn gọi là Aptomat máy lạnh. 

CB máy lạnh, hay còn gọi là aptomat máy lạnh

CB máy lạnh, hay còn gọi là aptomat máy lạnh

Huỳnh Lai chuyên cung cấp các dòng thiết bị đóng cắt chính hãng từ các thương hiệu uy tín như Schneider, LS, Mitsubishi,… Sản phẩm đa dạng gồm: MCCB, MCB, ACB, contactor,… đảm bảo chất lượng, độ bền cao và khả năng bảo vệ an toàn cho hệ thống điện. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn thiết bị phù hợp cho từng công trình dân dụng đến công nghiệp tại Huỳnh Lai với giá cạnh tranh và hỗ trợ kỹ thuật tận tâm.

2. Chức năng của CB máy lạnh

Sau đây là một số chức năng cụ thể mà CB đảm nhận trong hệ thống máy lạnh:

  • Bảo vệ quá tải: CB máy lạnh có khả năng nhận diện và ngắt mạch khi dòng điện vượt quá mức cho phép trong hệ thống, giúp bảo vệ các linh kiện và dây dẫn khỏi bị hư hại do quá tải. 
  • Bảo vệ ngắn mạch: Khi xảy ra ngắn mạch, các dây dẫn bị kết nối trực tiếp, tạo ra dòng điện cao và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. CB sẽ nhanh chóng ngắt mạch để ngăn không cho sự cố lan rộng. 

3. Nguyên nhân CB máy lạnh bị nhảy

Trong quá trình hoạt động, CB có thể gặp nhiều sự cố dẫn đến việc hoạt động không ổn định, làm nhảy CB – gây gián đoạn hoạt động của máy lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể tạo ra rủi ro cháy nổ nghiêm trọng.

Sau đây là một số nguyên nhân khiến cho CB máy lạnh bị nhảy.

3.1. CB bị hỏng

CB có tuổi thọ nhất định, theo tiêu chuẩn chỉ có thể bật tắt khoảng 500 lần. Điều này có nghĩa là sau 500 lần, tuổi thọ của CB sẽ giảm, khiến nó hoạt động kém hơn ban đầu. 

Nguyên nhân do thanh đồng lưỡi gà bên trong CB hao mòn theo thời gian, làm cho điểm tiếp xúc kém, dẫn đến dòng điện không ổn định và gây ra hiện tượng nhảy CB.

3.2. Dàn lạnh hoặc dàn nóng bị chạm điện

Việc không vệ sinh máy lạnh thường xuyên dễ dẫn đến bụi bẩn tích tụ trên lưới lọc của dàn lạnh, làm cho hơi lạnh không thoát ra ngoài. Thay vào đó, hơi lạnh đọng lại thành giọt nước có thể gây chạm điện, ảnh hưởng đến hoạt động của CB, khiến CB nhảy. 

Ngoài ra, nếu không thường xuyên vệ sinh, có thể không phát hiện kịp thời các linh kiện hỏng như tụ đề block hay block (máy nén), gây ra tình trạng chạm điện và dẫn đến việc CB nhảy.

3.3. Dàn nóng bị rò rỉ điện

Phần lớn, dàn nóng được lắp đặt ngoài trời và thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Một số linh kiện bên trong dàn nóng có thể xuống cấp sau thời gian dài sử dụng hoặc rung lắc, tiếp xúc và ma sát với hộp kim loại chứa board mạch, sinh ra dòng điện nhỏ. Kết hợp với nhiệt độ cao bên ngoài, điều này dễ dàng gây ra rò rỉ điện và làm cho CB nhảy.

Dàn nóng bị rò rỉ điện là một trong những nguyên nhân CB máy lạnh nhảy

Dàn nóng bị rò rỉ điện là một trong những nguyên nhân CB máy lạnh nhảy

3.4. Nguồn điện bị quá tải

Máy lạnh kết nối với nguồn điện chung cùng nhiều thiết bị khác trong nhà, dẫn đến tình trạng nguồn điện quá tải và ảnh hưởng đến hoạt động của CB. Điện áp cung cấp cho máy lạnh có thể quá cao hoặc quá thấp, gây ra hiện tượng CB nhảy.

3.5. Sự cố dây điện

Ngoài vấn đề ổ điện (nguồn điện), dây điện cũng là một yếu tố có thể làm cho CB của máy lạnh nhảy. Dây dẫn điện có thể bị chạm hoặc còn non, khiến nó dễ bị nóng và làm chảy lớp nhựa bên ngoài. Ngoài ra, các vị trí trên dây điện có thể bị côn trùng cắn, dẫn đến tình trạng rò rỉ và chạm điện. 

3.6. Nguồn điện yếu

Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra tình trạng nhảy CB ở máy lạnh là do nguồn điện yếu. Khi nguồn điện không đủ mạnh để máy lạnh hoạt động bình thường, CB sẽ nhảy để bảo vệ thiết bị. Nếu bạn thấy máy lạnh hoạt động khoảng 15 phút rồi nhảy CB, khả năng cao là do nguồn điện yếu. 

3.7. Lỗi tụ điện máy lạnh

Nếu tụ điện của máy lạnh bị chập, dòng điện cấp cho block sẽ bị rò rỉ, khiến quạt chạy nhưng block không hoạt động, hoặc ngược lại, cuối cùng gây ra hiện tượng nhảy CB.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách khắc phục CB nhảy điện

4. Hậu quả và cách khắc phục khi cb máy lạnh bị nhảy

4.1. Hậu quả

Việc CB máy lạnh nhảy không chỉ làm gián đoạn việc sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như:

  • Mất khả năng làm mát: Máy lạnh ngừng hoạt động, không gian trở nên oi bức.
  • Giảm tuổi thọ máy lạnh: Các sự cố điện liên tục ảnh hưởng đến linh kiện, làm giảm tuổi thọ. 
  • Hư hỏng thiết bị khác: Dao động điện áp có thể làm hỏng các thiết bị điện khác. 
  • Nguy cơ cháy nổ: Ngắn mạch điện có thể gây ra hỏa hoạn nếu không được xử lý kịp thời. 
  • Tốn kém chi phí sửa chữa: Việc tìm ra và khắc phục sự cố đòi hỏi thời gian và chi phí.

4.2. Cách khắc phục

Dựa theo các nguyên nhân nhảy CB máy lạnh mà chúng ta sẽ có cách khắc phục tương ứng như sau: 

  • Trường hợp CB bị hư:

Với trường hợp này bạn nên chọn mua CB mới phù hợp với công suất tiêu thụ của máy lạnh. Nếu mua CB có công suất tải quá thấp so với yêu cầu của máy lạnh, CB sẽ tiếp tục nhảy. 

Chọn mua CB phù hợp với công suất máy lạnh

Chọn mua CB phù hợp với công suất máy lạnh

  • Trường hợp do dàn nóng/lạnh:

Hãy nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh định kỳ mỗi 6 – 9 tháng/lần tùy vào tần suất sử dụng. Nếu phát hiện máy lạnh bị rò rỉ nước trên tường hoặc sàn, hãy nhanh chóng sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem máy lạnh có bị rò rỉ điện không. Nếu không xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết là nên nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.

  • Trường hợp bị rò rỉ điện dàn nóng:

Hãy lưu ý đến vị trí lắp đặt dàn nóng máy lạnh, cần chọn nơi thoáng mát, không có nhiều vật cản và tránh gió thổi trực tiếp vào dàn nóng. Hơn nữa, nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên để dễ dàng nhận ra bất thường trong hoạt động của dàn nóng.

  • Trường hợp nguồn điện quá tải:

Nên sử dụng máy ổn áp để duy trì ổn định nguồn điện cho các thiết bị điện trong nhà. Đồng thời, việc phân chia sử dụng điện hợp lý giữa các thiết bị cũng rất quan trọng. 

Ví dụ, không nên dùng chung ổ điện cho máy lạnh với tủ lạnh và tivi. Đây đều là những thiết bị tiêu tốn nhiều điện, có thể gây quá tải khi hoạt động cùng lúc, khiến CB máy lạnh dễ bị nhảy.

  • Trường hợp gặp sự cố dây điện:

Kiểm tra toàn bộ dây điện nguồn để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Nếu phát hiện dấu hiệu hư hỏng, bạn có thể sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho máy lạnh ổn định, từ đó tránh tình trạng CB bị nhảy.

  • Trường hợp nguồn điện yếu:

Kiểm tra đồng hồ điện để chắc chắn rằng điện áp đủ cho máy lạnh (220 – 240V). Nếu nguồn điện không đủ, cần trang bị thêm ổn áp hoặc bộ biến tần để ổn định nguồn điện, giúp ngăn ngừa tình trạng nhảy CB.

  • Trường hợp lỗi tụ điện:

Liên hệ với nhà sản xuất hoặc thợ sửa máy lạnh đáng tin cậy để kiểm tra và khắc phục sự cố.

Xem thêm: CB cóc là gì? Các thông số của CB cóc

5. Có nên tắt CB máy lạnh khi không sử dụng?

Có nên tắt CB máy lạnh khi không sử dụng hay không được chia thành 2 trường hợp: không sử dụng máy lạnh trong thời gian dài và sử dụng máy lạnh thường xuyên.

  • Nếu bạn không sử dụng máy lạnh trong một khoảng thời gian dài, tốt nhất là nên tắt CB máy lạnh. 

Việc tắt hoàn toàn CB sẽ tiết kiệm điện hơn so với chỉ tắt bằng điều khiển, vì máy lạnh sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn, tuy nhiên không đáng kể. Vì khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu tốn một chút điện để duy trì tín hiệu từ đây. Đồng thời tắt CB máy lạnh khi không sử dụng sẽ giúp bảo đảm an toàn như phòng ngừa sấm sét, cháy nổ hay điện áp không ổn định.

  • Nếu bạn sử dụng máy lạnh thường xuyên, chỉ cần tắt máy bằng cách nhấn nút OFF trên điều khiển.

Một số dòng điều hòa Nhật Bản cao cấp hiện nay còn có chức năng tự vệ sinh dàn lạnh. Khi tắt, máy vẫn làm việc thêm từ 15 – 20 phút để làm khô bên trong. Nhưng nếu tắt CB thì chức năng này sẽ không hoạt động, dẫn đến dàn lạnh dễ bám bụi và vi khuẩn. Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khiến chế độ chờ có tác dụng làm ấm bo mạch, tăng tuổi thọ linh kiện.

Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên thì chỉ cần tắt máy lạnh bằng điều khiển

Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên thì chỉ cần tắt máy lạnh bằng điều khiển

Mong rằng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CB máy lạnh là gì cũng nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng CB máy lạnh nhảy. Để chọn mua CB phù hợp với công suất máy lạnh và đảm bảo chính hãng, liên hệ ngay với Huỳnh Lai 0938984282 để được tư vấn nhanh chóng.