Công Tắc Hành Trình Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động

Công tắc hành trình là một thiết bị điện được sử dụng phổ biến tại hầu hết các công trình hiện nay nhờ những ứng dụng của nó. Vậy công tắc hành trình là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu về thiết bị này trong bài viết dưới đây nhé!

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình hay còn được gọi công tắc giới hạn hành trình. Đây là dạng công tắc được sử dụng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động trong 1 cơ cấu hay 1 hệ thống. Nó có cấu tạo giống như những công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở tuy nhiên có thêm cần tác động để cho những bộ phận chuyển động tác động vào làm và thay đổi trạng thái của tiếp điểm ở bên trong. Công tắc hành trình không thể duy trì trạng thái, khi không còn được tác động chúng sẽ trở về vị trí ban đầu. Khác với các loại công tắc bình thường khác thì sau khi được tác động chúng sẽ vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cho đến bị được tác động thêm 1 lần nữa.

Công tắc hành trình là gì

Công tắc hành trình là gì

Xem thêm: Công tắc hành trình HY R704C HANYOUNG

Cấu tạo của công tắc hành trình

Cấu tạo của công tắc hành trình bao gồm những bộ phận sau:

  • Bộ phận nhận truyền động: Đây là bộ phận khá quan trọng trong công tắc hành trình. Chúng được gắn trên đầu của công tắc và có nhiệm vụ nhận tác động từ những bộ phận chuyển động để kích hoạt công tắc.
  • Thân công tắc: Bao gồm các linh kiện bên trong công tắc với lớp vỏ bằng nhựa giúp chúng chịu được va đập, bảo vệ mạch điện bên trong khỏi các tác nhân vật lý bên ngoài.
  • Chân kết nối: Đây được coi là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có chức năng truyền tín hiệu đến những thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận nhận truyền động.
Cấu tạo của công tắc hành trình

Cấu tạo của công tắc hành trình

Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình

Công tắc hành trình có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, cụ thể như sau: 

Thông thường mỗi công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động gồm: Cần tác động, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO), chân COM. 

Ở trạng thái bình thường khi không có sự tác động đến bộ phận nhận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân thường đóng sẽ được đấu với nhau. Tuy nhiên, khi có sự tác động vào bộ phận truyền động thì sẽ làm cho chân COM chân NC tách nhau ra, sau đó chân COM sẽ tác động vào chân thường hở nhằm kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc hành trình.

Phân loại công tắc hành trình

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc hành trình khác nhau. Tùy vào cách thức hoạt động mà nó được người dùng sử dụng cho những mục đích khác nhau. Dưới đây là một số loại công tắc hành trình phổ biến:

Công tắc hành trình dạng thân kim loại

Công tắc hành trình dạng thân kim loại khá giống với công tắc hành trình có bánh xe gạt. Điểm khác biệt duy nhất là loại công tắc này có cấu tạo bộ phận nhân chuyển động được trang bị thêm bộ phận tăng giảm kích thước. Rất phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau với những cơ cấu tác động lực khác nhau. Công tắc này hoạt động với điện áp lên tới 500VAC, 10A với nhiệt độ hoạt động -25 ÷ 70°C. 

Công tắc hành trình dạng thân kim loại

Công tắc hành trình dạng thân kim loại

Công tắc hành trình dạng bánh gạt

Công tắc hành trình dạng bánh gạt có cấu tạo bao gồm bộ phận nhận truyền động bằng bánh xe và thân bằng nhựa. Công tắc này có tiêu chuẩn chống bụi, chống nước IP67, nhiệt độ làm việc khoảng dưới 70°C, có mức điện áp tối đa là 500VAC và dòng điện định mức là 1A. Kiểu tác động của loại công tắc loại này là cặp tiếp điểm NC và NO, tác động nhanh với cần tác động hai chiều. Công tắc thường được tích hợp thêm 1 cầu chì nhằm giúp bảo vệ ngắn mạch an toàn 10A.

Công tắc hành trình dạng bánh gạt

Công tắc hành trình dạng bánh gạt

Công tắc hành trình dạng lò xo

Công tắc hành trình dạng lò xo được thiết kế với 2 phiên bản thân kim loại và thân nhựa, đối với thân kim loại đạt IP66, thân nhựa thì đạt IP65. Nhìn chung thì cả 2 loại này đều có thể dùng ngoài trời rất tốt. Với kích thước thân 2 loại lần lượt là: 30 x 60 x 41mm và 22 x 53 x 30mm. Điểm khác biệt giữa loại công tắc với những loại khác là có 1 lò xo gắn trên đầu có chức năng nhận tác động từ bộ phận truyền động.

Công tắc hành trình dạng lò xo

Công tắc hành trình dạng lò xo

Công tắc hành trình dạng tác động kéo

Công tắc hành trình dạng tác động kéo là loại công tắc được tác động bằng cách kéo lên bằng vòng kim loại trên đỉnh, thường được sử dụng nhiều trong hệ thống khẩn cấp hay trong các ứng dụng cửa kéo. Có thiết kế thân bằng kim loại, tiêu chuẩn kín nước IP65, tiếp điểm tác động nhanh NO và NC 10A, điện áp 500VAC. Chu kỳ hoạt động 3600 lần/giờ. Loại công tắc hành trình này sẽ có loại có nút reset và loại không có nút reset.

Công tắc hành trình dạng tác động kéo

Công tắc hành trình dạng tác động kéo

Xem thêm: Tìm hiểu Relay là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của Relay

Ưu nhược điểm của công tắc hành trình

Ưu điểm

  • Tiêu thụ năng lượng điện thấp.
  • Có thể sử dụng trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp.
  • Có thể điều khiển nhiều tải.
  • Đáp ứng tốt điều kiện cần đến độ chính xác cao và có tính lặp lại.

Nhược điểm

  • Hạn chế đối với các thiết bị có tốc độ chuyển động thấp.
  • Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị cần sử dụng.
  • Do phải tiếp xúc nên có thể làm các bộ phận cơ khí bị mòn.

Ứng dụng của công tắc hành trình

Công tắc hành trình biến đổi chuyển động thành dạng điện năng để kích hoạt 1 quá trình khác trong 1 dây chuyền chế tạo hoặc sản xuất. Công tắc hành trình được ứng dụng trong nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau, phổ biến nhất là trong các dây chuyền dùng khí nén. Tại các nhà máy, công tắc này cũng được dùng rất nhiều như: Trên dây chuyền sản xuất, băng tải, băng chuyền,… Đa số là dùng để giới hạn hành trình nói chung, nghĩa là khi cơ cấu tác động vào công tắc thì sẽ làm ngắt nguồn cung cấp cho cơ cấu. 

Ứng dụng của công tắc hành trình

Ứng dụng của công tắc hành trình

Dưới đây là một số công dụng cụ thể của công tắc hành trình đang được nhiều nhà máy ứng dụng: 

  • Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng.
  • Phát hiện phạm vi di chuyển.
  • Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động của vật thể.
  • Phát hiện tốc độ của vật thể.
  • Đếm tác động hoặc điểm sản phẩm.
  • Ngắt mạch khi gặp sự cố hay trục trặc nào đó.
  • Thương hiệu sản xuất công tắc hành trình.

Xem thêm: Aptomat là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat

Thương hiệu sản xuất công tắc hành trình

Công tắc hành trình Hanyoung

Công tắc hành trình Hanyoung có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Đây là một hãng có thâm niên khá lâu đời, tuy nhiên chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây. Ư điểm của các loại công tắc từ hãng này là mức giá khá rẻ, khả năng sử dụng khá ổn. Ngoài ra, khả năng đáp ứng công việc của các loại công tắc này cũng khá tốt và độ bền tương đối cao. Tuy nhiên, không có sự đa dạng về các chủng loại và thị trường tiêu thụ sản phẩm của hãng này cũng không quá lớn. Các sản phẩm cảm biến và đồng hồ hiển thị có độ chính xác không cao.

Công tắc hành trình Hanyoung

Công tắc hành trình Hanyoung

Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Omron có xuất xứ từ Châu Á và đã sớm có mặt trên thị trường Việt Nam. Chúng thường được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Với nhiều mẫu mã để người dùng có thể lựa chọn và độ bền khá cao, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau trong các hệ thống và thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó, hãng Omron còn sản xuất và cung cấp nhiều loại thiết bị hỗ trợ khác nhau dùng trong công nghiệp, đặc biệt có thể kể đến là PLC.

Công tắc hành trình Omron

Công tắc hành trình Omron

Trên đây là bài viết của Huỳnh Lai đã cung cấp đến bạn những thông tin về thiết bị công tắc hành trình. Hy vọng các bạn có thể sử dụng thiết bị điện này thật hữu ích cho các hoạt động sản xuất của mình.