Tụ bù hạ thế là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến ở các thiết bị điện. tuy nhiên, quá trình sử dụng tụ bù gặp khá nhiều khó khăn, gây ra những ảnh hưởng to lớn, do đó bạn cần kiểm tra tụ bù hạ thế một cách cẩn thận, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Dưới đây là cách kiểm tra tụ bù hạ thế mà bạn cần phải biết:
a. Kiểm tra tụ điện:
– Kiểm tra dòng điện cả 3 pha đều nhau và bằng dòng định mức ghi trên nhãn: Tụ tốt. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành dòng điện có thể nhỏ hơn.
Thông thường: Tụ 10 kVAr – 440V: Dòng điện chạy qua là 13,1A
Tụ 15 kVAr – 440V: Dòng điện chạy qua là 19,7A
Tụ 20 kVAr – 440V: Dòng điện chạy qua là 26,2 A
Tụ 30 kVAr – 440V: Dòng điện chạy qua là 39,4 A
– Bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng KYORITSU 1009 để đo dung lượng tụ bù hạ thế bằng cách: Nối tắt 2 pha, đo pha còn lại với 2 pha nối tắt, giá trị mà bạn đọc được chia đôi thì được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tiếp tục lần lượt những cặp cực còn lại để được dung lượng 3 pha.
Thông thường: Tụ 10 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 164 µF
Tụ 15 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 246,6 µF
Tụ 20 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 328,8 µF
Tụ 30 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 493,2 µF
b. Kiểm tra rơ le và công tắc tơ:
– Kiểm tra những thông số cài đặt của rơ le theo đúng yêu cầu vận hành.
– Trên rơ le, bạn chuyển sang chế độ vận hành bằng tay (MANUAL) để kiểm tra đóng cắt lần lượt những công tắc tơ. Đèn báo trên rơ le và trên tủ tương ứng với các tụ.
Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý, khi mới cắt tụ bù hạ thế đang vận hành ra khỏi lưới thì trên đầu cực tụ vẫn còn điện tích dư, phải chờ một thời gian để tụ tự xả điện tích. Nếu cần thì bạn có thể phóng điện tích dư của tụ điện qua điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
>>> Mua ngay sản phẩm tụ bù Samwha chính hãng