Ô nhiễm ánh sáng là một khái niệm còn chưa được biết đến nhiều. Vậy ô nhiễm ánh sáng là như thế nào, có gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì hay không? Hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Ô nhiễm ánh sáng là hiện tượng ánh sáng sử dụng quá mức cho phép hoặc quá mức cần thiết. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu đô thị với những ánh đèn từ các tòa nhà cao tầng, khu công cộng, trung tâm thương mại,…
Nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng
Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có thể kế đến như:
– Sử dụng quá nhiều ánh sáng không cần thiết trong cùng một khu vực, phạm vi.
– Lắp đặt quá nhiều các thiết bị đèn chiếu sáng nhưng không phân bổ hợp lý, gây tình trạng ánh sáng không tập trung được vào khu vực hoặc vị trí cần thiết.
– Không tắt đèn chiếu sáng khi không cần sử dụng.
– Chưa có sự hướng dẫn hợp lý trong việc sử dụng đèn chiếu sáng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công viên, phố đi bộ,…
– Sử dụng đèn với độ sáng quá cao.
Xem thêm: Đèn Báo Pha Là Gì? Màu Sắc Và Ý Nghĩa Của Đèn Báo Pha
Các loại ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng cũng được chia thành 5 loại khác nhau với những đặc điểm riêng:
– Xâm nhập ánh sáng: Ô nhiễm được gây ra sự khó chịu và mất tập trung cho con người bởi sự chiếu sáng không mong muốn từ những khu vực khác.
– Ánh sáng chói: Xảy ra khi có sự đối lập lớn giữa vùng sáng và vùng tối trong cùng một tầm nhìn. Thường gặp trong lúc chạy ngoài đường và có đèn pha từ xe đi hướng ngược chiều hất vào.
– Chiếu sáng quá mức: Là khi ánh sáng bị lạm dụng và sử dụng quá mức cần thiết không chỉ làm ô nhiễm ánh sáng mà còn gây lãng phí điện năng.
– Ánh sáng lộn xộn: Tình trạng có quá nhiều ánh sáng đan lẫn vào nhau không theo hướng nhất định, gây ra hỗn lộn trong không gian.
– Ánh sáng chiếm dụng bầu trời: Xảy ra nhiều nhất ở những khu vực đông dân cư đặc biệt là khu đô thị, thành phố trung tâm. Việc có quá nhiều ánh sáng dẫn đến hiện tượng các quầng sáng phát tán ra phản chiếu lên bầu trời, làm mờ không khí bầu trời vào ban đêm.
Xem thêm: Vì Sao Phải Tiết Kiệm Điện Năng? Biện Pháp Tiết Kiệm Điện Năng
Hậu quả tình trạng ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng cũng gây ra những tác động lớn đến sức khỏe con người, đời sống – kinh tế và hệ sinh thái tự nhiên.
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Năm 2007, IARC – Cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chỉ ra rằng những rối loạn sinh học do ô nhiễm ánh sáng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Hàn Quốc, mức độ phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo vào ban đêm cũng tỉ lệ thuận với số ca ung thư vú.
Theo Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ ÂM, ánh sáng chói cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng động. Một trong số đó là việc ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là với người cao tuổi, ánh sáng chói còn gây mất độ tương phản và che khuất ban đêm.
Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng còn có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người như mệt mỏi, lo âu, trầm cảm,…
Ảnh hưởng đời sống – kinh tế
Ô nhiễm ánh sáng xảy ra khi ánh sáng từ các thiết bị đèn chiếu sáng được sử dụng một cách thừa thãi, điều này cũng sẽ kéo theo việc lãng phí điện năng không cần thiết. Điện năng dùng cho việc chiếu sáng chiếm khoảng ¼ năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong đó có đến 50 – 90% là nguồn sáng không cần thiết.
Tiêu thụ điện năng một cách không cần thiết sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí chi tiêu cũng như tổn thất nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phá vỡ hệ sinh thái
Chu kỳ sáng – tối là một quy luật tự nhiên, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên. Các loại thực vật sống trong môi trường ô nhiễm ánh sáng sẽ không thể phân biệt được đâu là sáng và tối, dẫn đến việc thay đổi chu kỳ sinh học của chúng. Nhiều loại cây như cây lúa không thể trổ được hạt vì ánh đèn điện cao áp hay các loại hoa ban đêm khó có thể được sâu bướm thụ phấn.
Xem thêm: Chi Tiết Cách Tính Công Suất Tiêu Thụ Điện Chính Xác Nhất
Biện pháp khắc phục ô nhiễm ánh sáng
Để có thể khắc phục và hạn chế hậu quả của ô nhiễm ánh sáng, chúng ta cần nâng cao ý thức của mỗi người. Chỉ sử dụng đèn chiếu sáng khi cần thiết và tắt khi không sử dụng. Một số biện pháp khác có thể kể đến như:
– Lắp đặt và bố trí đèn chiếu sáng một cách hợp lý, tập trung ánh sáng vào đúng vị trí cần thiết.
– Sử dụng loại đèn với độ sáng thích hợp, không quá sáng dẫn đến chói lóa.
– Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hệ thống chiếu sáng trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại,…
Ô nhiễm ánh sáng là một trong những hiện tượng gây ra tác động tiêu cực đến con người và môi trường tự nhiên. Hy vọng với bài viết trên của Huỳnh Lai bạn đã hiểu rõ hơn cũng như sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm ánh sáng nhé!