Sự Khác Nhau Của Relay Trung Gian Và Contactor Mà Bạn Nên Biết

Bạn đang tìm hiểu về các loại thiết bị điện, thiết bị đóng cắt điện? Bạn đang phân vân giữa 2 loại là Relay trung gian và Contactor, không biết nên chọn loại nào cho ứng dụng nào?. Qua bài viết dưới đây, Huỳnh Lai sẽ đưa ra một vài thông tin và những điểm khác nhau của Relay và Contactor giúp bạn phân loại rõ và chọn được loại thích hợp để sử dụng

Relay là gì?

Relay trung gian hay còn gọi là rơ-le kiếng. Relay thường dùng để đóng cắt mạch điều khiển, thông thường Relay sẽ có tiếp điểm phụ là NO và NC, Cuộn Coil của Relay sẽ hoạt động khi được cấp nguồn điện: 12, 24, 110, 220,… VDC / VAC.

relay contactor

Cấu tạo của Relay

Relay gồm các bộ phận sau đây:

  • Cuộn dây (Cuộn Coil): Được quấn quanh lõi sắt nhằm tạo ra lực từ. Lúc này sẽ bao gồm cả phần tĩnh và phần động.
  • Chân COM là chân tín hiệu chung. Có tác dụng kết nối 1 trong 2 chân còn lại của Relay.
  • Chân NO (Normally Open) hay còn gọi là thường mở. Ở trạng thái bình thường chân NO sẽ là thường hở, sau khi cấp nguồn cho cuộn Coil, chân NO sẽ đóng lại và kết nối với chân COM thành trạng thái đống
  • Chân NC hay còn gọi là chân thường đóng, ngược lại với NO, Chân NC đóng ở trạng thái bình thường. Khi Relay được cấp nguồn chân NC sẽ hở ra và cách ly với chân COM

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của Rơ le được miêu tả như sau:

Khi cấp nguồn cho cuộn Coil, dòng điện này chạy qua cuộn dây được quấn quanh lõi thép, đóng vai trò như 1 nam châm điện, hút tiếp điểm và làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. (Trong hình minh họa là cặp tiếp điểm phụ NO)

relay contactor

Các ứng dụng của relay

Đối với mạch điểu khiển Relay trung gian là thiết bị không thể thiếu: Vì chức năng thay đổi trạng thái của mạch điện, Relay trung gian có chức năng đóng cắt những mạch điện có dòng nhỏ như:

  • Đóng cắt Contactor: Là tiếp điểm trung gian của ngõ ra PLC và Contactor, NO hoặc NC của Relay trung gian sẽ được kết nối với A1 – A2 của Contactor
  • Đóng cắt những mạch điện có công suất nhỏ, thường tiếp điểm của Relay trung gian nhỏ hơn 15A

Contactor là gì?

Contactor hay còn được gọi là khởi động từ. Contactor có nhiệm vụ thực hiện đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực trong trạng thái đang hoạt động: Motor, Bóng Đèn,…

Contactor có buồng dập hồ quang nhằm tránh gây phát sinh nhiệt, hàn dính tiếp điểm đóng ngắt.

relay contactor

Cấu tạo

relay contactor

Contactor có cấu tạo gồm 3 phần chính:

  1. Nam châm điện: Nguyên lý tương tự như relay trung gian gồm: Cuộn dây (Coil) được quấn quanh lõi thép (Ion Piece inside the Coil) tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, lúc đó cuộn coil và lõi thép đóng vai trò như 1 nam châm điện, sẽ hút các tiếp điểm động (Movable Contacts) vào tiếp điểm tĩnh (Stationary Contacts). Khi không có nguồn điện vào cuộn coi, các tiếp điểm sẽ quay lại trạng thái mở bình thường
  2. Buồng dập hồ quang: Khi thay đổi trạng thái mạch điện có dòng điện lớn, sẽ sinh ra hồ quang sinh nhiệt cực lớn, gây hàn dính các tiếp điểm. Chính vì vậy, buồn dập hồ quang trong Contactor là các lá thép được ghép lại với nhau có chức năng chia cắt dòng hồ quang và dập tắt nó.
  3. Hệ thống tiếp điểm: Gồm tiếp điểm chính (Cặp tiếp điểm: T1 T2 T3), tiếp điểm phụ: NO và NC
    • Tiếp điểm chính đóng vai trò cho dòng điện lớn đi qua, khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor, tiếp điểm chính sẽ đóng lại. (Buồng dập hồ quang sẽ dập dòng sinh ra tại vị trí này)
    • Tiếp điểm phụ gồm thường đóng và thường mở (Có thể cần tiếp điểm này hoặc không cần)

Nguyên lý hoạt động

Về nguyên lý hoạt động của Contactor và Relay trung gian hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là Contactor có buồn dập hồ quang nên có công suất lớn và được ứng dụng cho tải lớn như động cơ, tụ bù, chiếu sáng, hệ thống điện trong phòng khách sạn,…

Các loại tải ứng dụng Contactor

Contactor thì được ứng dụng cho 4 loại tải: AC-1, AC-2, AC-3, AC-4.

  • AC-1: Ứng dụng cho tải trở như lò điện trở. Ví dụ: Máy sấy, lò hơi, lò sưởi,…
  • AC-2: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor dây quấn, khởi động phanh nhấp nhả, hãm ngược. Ví dụ: Bơm, chiếu sáng, quạt,…
  • AC-3: Dùng đóng cắt cho tải động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. Ví dụ: Motor, máy bơm, thang máy,… (Loại thông dụng nhất)
  • AC-4: Dùng cho tải động cơ rotor lồng sóc, phanh hãm ngược, nhấp nhả, đảo chiều quay. Ví dụ: Bơm, máy trộn, máy nén,…

Contactor và relay những điểm chung và khác nhau

Bên trên là các khái niệm của hai loại relay và contactor, dưới đây, Huỳnh Lai sẽ tóm gọn lại những điểm giống và khác nhau của 2 loại này.

Giống nhau

Relay trung gian và Contactor đều dùng để đóng ngắt mạch điện

Khác nhau

Relay

Contactor

Chức năng
  • Sử dụng trong mạch điều khiển, dòng điện nhỏ
  • Không có chức năng bảo vệ mạch điện
  • Sử dụng trong mạch động lực, công suất lớn
  • Khi kết hợp với relay nhiệt, Contactor và Relay nhiệt có chức năng bảo vệ thiết bị khi xảy ra sự cố quá tải, quá dòng.
Công suất
  • Nhỏ, thường dưới 20A
  • Thường có công suất từ 6A – 500A
Cấu tạo
  • Không có buồng dập hồ quang
Có buồng dập hồ quang

Có thể bạn quan tâm: