Relay Trung Gian Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động – Ứng Dụng

Relay trung gian là một linh kiện có vai trò quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp. Thiết bị này có tác dụng giúp bảo vệ mạch và bảo vệ áp giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Vậy relay trung gian là gì? Cấu tạo ra sao? Hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Relay trung gian là gì?

Relay trung gian hay còn gọi là Rơ le trung gian. Đây là một thiết bị điện tử có khả năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại với kích thước nhỏ. Trong sơ đồ điện thì relay trung gian được lắp tại vị trí trung gian, vì thế chúng mới có tên gọi này. Cụ thể hơn thì relay trung gian sẽ nằm ở giữa thiết bị điều khiển công suất lớn và thiết bị điều khiển công suất nhỏ.

Relay trung gian

Relay trung gian

Các loại relay trung gian phổ biến hiện nay:

  • Relay trung gian 8 chân, 12 chân và 14 chân
  • Relay trung gian 5V, 12V và 24V

Xem thêm: Relay trung gian MY-GS Series OMRON

Cấu tạo của Relay trung gian

Relay trung gian được cấu tạo từ 2 phần chính là: Cuộn hút và mạch tiếp điểm.

  • Cuộn hút (nam châm điện): Bao gồm lõi thép tĩnh, lõi thép động và cuộn dây. Cuộn dây được sử dụng để cuộn cường độ, điện áp hoặc cuộn cả điện áp lẫn cường độ. Còn lõi thép động sẽ được lắp đặt bằng vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
  • Mạch tiếp điểm: Bao gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch. Tiếp điểm nghịch sẽ giữ vai trò đóng ngắt tín hiệu thiết bị tải với dòng nhỏ đã được cách ly với cuộn hút.
Cấu tạo của Relay trung gian

Cấu tạo của Relay trung gian

Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian

Khi dòng điện đi qua relay trung gian, nó sẽ tiếp tục đi qua cuộn dây bên trong và tạo ra 1 từ trường hút. Từ trường hút tác động lên 1 đòn bẩy bên trong khiến cho các tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái đóng và mở. Từ đó trạng thái của relay cũng sẽ thay đổi theo. Tùy thuộc vào thiết kế của từng relay mà số tiếp điểm điện sẽ thay đổi theo, có thể là một hoặc nhiều hơn.

Relay trung gian gồm có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch điều khiển cuộn dây relay để cho dòng chảy có thể chạy qua cuộn dây hoặc không chạy qua. Mạch thứ 2 sẽ điều khiển dòng điện nhằm kiểm tra dòng điện có thể đi qua relay được hay không.

Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian

Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian

Xem thêm: Relay là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của relay

Cách đấu Relay trung gian

Trước tiên tìm hiểu phần đấu nối, cần phải nắm được các thông tin liên quan đến relay trung gian. Cụ thể là các ký hiệu của chúng, sau đây là 3 ký hiệu mà bạn cần phải nắm rõ:

  • SPST: Relay 1 tiếp điểm dạng hở.
  • DPST: Relay 2 tiếp điểm dạng hở.
  • SPDT: Relay gồm có 1 cặp tiếp điểm là tiếp điểm thường mở và thường đóng, có chung một đầu.

Cách đấu nối Relay 8 chân

Dựa theo sơ đồ phía dưới, ta sẽ thấy relay 8 chân sẽ có hai cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở. Theo như hình, ta đấu cấp nguồn 12 – 24 – 220V vào chân 1 và 5 của cuộn dây. Cặp tiếp điểm thường mở đấu vào chân 2 – 4 và 6 – 8, cặp tiếp điểm thường đóng sẽ đấu vào chân 2 – 3 và 6 – 7.

Cách đấu nối Relay 8 chân

Cách đấu nối Relay 8 chân

Ứng dụng của Relay trung gian trong công nghiệp

Relay trung gian được sử dụng phổ biến trong các thiết bị công nghiệp với vai trò trung gian để chuyển tiếp mạch điện đến với những thiết bị điện khác. Ngoài ra, relay còn giúp bảo vệ các thiết bị và kéo dài tuổi thọ của chúng. Relay cũng được sử dụng để chia tín hiệu điện đến những bộ phận trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Relay trung gian còn là phần từ đầu ra và có thể cách ly được điện áp giữa các phần chấp hành như điện áp lớn, điện xoay chiều,… và phần điều khiển

  • Phần chấp hành: Điện xoay chiều có điện áp cao 220V đến 380V.
  • Phần điều khiển: Điện một chiều có điện áp thấp 9V đến 24V.

Trong thực tế, người ta còn dùng relay trung gian để truyền tín hiệu hoặc vòng điện từ vài Ampe đổ lại.

Xem thêm: Các dòng relay Mikro đang có tại Huỳnh Lai

Một số relay trung gian phổ biến hiện nay

Relay trung gian RU Series IDEC

Relay trung gian RU Series IDEC gồm 2 loại:

  • Relay RU2S (DPDT): Loại 8 chân 10A 
  • Relay RU4S (4PDT): Loại 14 chân 6A 

Đây là hai loại relay được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, có xuất xứ Nhật Bản và được sản xuất hoàn toàn tự động bằng dây chuyền tự động, vì thế hạn chế tối đa lỗi kỹ thuật. Relay IDEC tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn RoSH. Không chứa các chất độc hại cho môi trường như : Thủy Ngân, Chì, PBB, Crom … và không có mối hàn. Relay IDEC dòng RJ đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ những thị trường khó tính nhất.

Relay trung gian RU Series IDEC

Relay trung gian RU Series IDEC

Relay trung gian SH-MY-2SN(4SN) SUNGHO

Sungho là nhà sản xuất thiết bị điện hàng đầu tại Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm, với các sản phẩm như: Công tắc xoay, công tắc hành trình, công tắc gạt, timer, relay, nút nhấn, đèn báo, cầu đấu dây,… Trong đó, nổi bật là sản phẩm Relay trung gian SH-MY-2SN(4SN) Sungho.

Quy trình sản xuất áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ISO9001/ KS A9001, các sản phẩm điện của Sungho đều đạt chứng nhận “UL”, “TUV”, “DVE”, “KS”, “CE” để chứng minh chất lượng tốt nhất khi xuất xưởng. Do đó, sản phẩm Sungho được ưa chuộng và tin dùng ở nhiều nơi trên thế giới với mức giá hợp lý.

Relay trung gian SH-MY-2SN(4SN) SUNGHO

Relay trung gian SH-MY-2SN(4SN) SUNGHO

Hy vọng qua bài viết này của Huỳnh Lai các bạn đã có thể hiểu rõ relay trung gian là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích đối với bạn trong việc nghiên cứu về rơ le trung gian và tìm mua sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn với giá cả cạnh tranh. Liên hệ hotline 093.8984.282 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!