SSR Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Sử Dụng SSR

SSR là một thiết bị điện tử quen thuộc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về SSR là gì cũng như cấu tạo, chức năng và cách sử dụng loại thiết bị này, hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu qua bài viết sao nhé!

SSR là gì?

SSR (tên tiếng anh là Solid State Relay), còn gọi là Rơ le bán dẫn, là rơ le chuyển mạch không yêu cầu sử dụng bất kỳ bộ phận cơ khí nào, giúp kéo dài tuổi thọ hơn so với rơle điện cơ thông thường. Chúng cũng điều khiển một tải điện tiêu thụ lớn với một dòng điện nhỏ hơn.

SSR là gì

SSR là gì

SSR được sử dụng nhiều bởi các ưu điểm có thể kể đến như không tóa lửa, không gây nhiễu, không gây tiếng ồn, có độ bền cao, kích thước nhỏ gọn,… Tuy nhiên, SSR đòi hỏi người dùng phải thật sự có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả cũng như đảm bảo các an toàn về điện.

Xem thêm: Relay Là Gì? Chức Năng Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Relay

Cấu tạo của SSR (relay bán dẫn)

SSR được thiết kế khá đơn giản vì chúng không có bộ phận chuyển động đóng ngắt dòng điện như contactor hay relay kiếng. Thiết bị này thường bao gồm diot phát quang và bộ tri-ac.

Cấu tạo của SSR

Cấu tạo của SSR

Thiết bị SSR được thiết kế như một chiếc công tắc đơn giản với đầu cực nguồn và đầu cực tải giúp chuyển đổi khi tín hiệu điều khiển bên ngoài được chuyển đến rơle qua đầu cực tải khác. Khi SSR hoạt động, việc chuyển động xảy ra nhanh và tải sẽ được cấp nguồn. Loại relay này có thể được sử dụng với khả năng chuyển đổi dòng điện AC hoặc dòng điện DC.

Tín hiệu điều khiển của SSR có công suất rất thấp, cho phép rơle được điều khiển bởi những thiết bị nhỏ như arduino. Rơle trạng thái rắn có thể chứa nhiều bóng bán dẫn được xếp song song với nhau, cho phép tiềm năng dòng điện cao hơn trong khoảng 100A. Công tắc AC cần tối thiểu 2 bóng bán dẫn vì dòng điện không thể bị ức chế theo cả 2 hướng bởi một MOSFET khi rơ le tắt.

Xem thêm: Sự Khác Nhau Của Relay Và Contactor Mà Bạn Nên Biết

Nguyên lý hoạt động của SSR

Các loại SSR khác nhau sẽ sử dụng những tín hiệu đầu vào khác nhau nhưng nhìn chung các SSR đều hoạt động theo một nguyên lý chung: Dùng dòng điện trở nhỏ để điều khiển một dòng điện tải lớn hơn rất nhiều. Các dòng điện trở nhỏ có thể là biến trở, tín hiệu analog từ 4-20mA 0-10V hoặc tín hiệu relay từ bộ điều khiển.

Nguyên lý hoạt động của SSR

Nguyên lý hoạt động của SSR

Chức năng của SSR

SSR được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất cần công công suất tiêu thụ lớn như sản xuất các linh kiện điện tử, đồ gia dụng, bao bì hoặc các hoạt động dùng để gia nhiệt nhà máy nhựa, hạt nhựa, gia nhiệt hệ thống lò điện, lò nung nấu, lò thí nghiệm,…

Cách sử dụng SSR

Khác với các loại rơ le thông thường, SSR khi sử dụng sẽ không sinh ra hiện tượng tia lửa tóe ra, không gây tiếng ồn hay gây nhiễu. Rơ le bán dẫn có tuổi thọ cao, dùng khá bền với khả năng chống chống ăn mòn. Chúng có thể điều khiển được điện áp cao, kích thước nhỏ gọn dễ đóng gói và vận chuyển.

Một lưu ý khi sử dụng SSR là cần có thiết bị tản nhiệt, cần được điều khiển và sử dụng bởi người có chuyên môn và kinh nghiệm với các thiết bị điện tử để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả, đúng tín hiệu và an toàn. 

Cách sử dụng SSR

Cách sử dụng SSR

Bên cạnh đó, khi sử dụng SSR, bạn cũng cần lưu ý 3 thông số quan trọng sau:

– Dòng điện điều khiển: Nếu như cấp dòng điện lớn quá thì có thể làm rơ le bị chết và cấp dòng bé quá thì có thể sẽ không hoạt động được, vì vậy, cần cấp dòng điện thích hợp cho SSR. Do sử dụng LED hồng ngoại nên ta cần lưu ý dùng điện áp quá mức có thể gây chết LED trong rơ le bán dẫn. Bạn có thể mắc thêm trở hạn dòng để hạn chế trường hợp này xảy ra.

– Dòng chịu tải đầu ra: Người dùng cần tìm hiểu kĩ rơ le bán dẫn đang sử dụng chịu dòng tải nào để mắc vào dòng điện hợp lý và không làm chết rơ le.

– Hiệu điện thế đầu ra: Hạn chế mắc hiệu điện thế không tương thích vào SSR vì có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng rơ le.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Relay Bảo Vệ Quá Dòng

Trên đây là những thông tin liên quan đến SSR là gì do Huỳnh Lai đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!