Mục lục bài viết
Đối với quá trình vận hành của mỗi doanh nghiệp, vấn đề chi phí điện năng luôn là một trong những yếu tố cần xem xét, giải quyết sao cho hợp lý nhất. Bởi thế mà việc lắp đặt và sử dụng tụ bù đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Với cơ chế hoạt động cùng những công dụng tuyệt vời mà tụ bù có thể hỗ trợ doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí tối đa trong sản xuất, đảm bảo chất lượng hệ thống máy móc,… liệu bạn đã thực sự biết cách lắp tụ bù sao cho chính xác và đặt được những tác dụng tối ưu nhất?
Tụ bù là thiết bị như thế nào?
Tụ bù là một thiết bị gồm hai vật dẫn được đặt gần nhau, ngăn cách bằng một lớp điện môi. Tác dụng chính của thiết bị này là tích và phóng điện bên trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện gọi là điện dung của tụ bù. Đồng thời, tụ bù được tính bằng thương giữa điện tích và hiệu điện thế của tụ bù C=Q/U.
>>> Mua ngay: Sản phẩm tụ bù tốt nhất
Cấu tạo và phân loại tụ bù
Cấu tạo tụ bù gồm:
- Lớp vỏ ngoài: dạng kín, được làm từ kim loại hoặc nhựa.
- Đầu tụ bù: gồm hai bản cực, thường bằng nhôm, nối kín vào bên trong và được quấn bên ngoài bằng giấy cách điện.
Phân loại dựa trên nhiều yếu tố như:
- Phân loại dựa vào điện áp: gồm tụ bù điện 1 pha và tụ bù điện 3 pha.
- Phân loại dựa vào cấu tạo: Tụ bù khô và tụ bù điện dầu.
- Phân laoij tụ bù dựa vào điện áp: tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha.
Lí do bạn nên lắp đặt tụ bù?
Trong sản xuất và sinh hoạt, các thiết bị điện mà chúng ta sử dụng ngoài tiêu thụ điện còn xuất hiện một lượng điện năng hao phí nhất định gọi là công suất phản kháng. Chính công suất phản kháng này khiến cho điện năng bị hao phí làm sụt áp, quá tải, lãng phí.
>> Có thể bạn quan tâm
Tìm Hiểu Về Bộ Điều Khiển Tụ Bù MIKRO 12 Cấp Chính Hãng
Lợi ích khi lắp đặt tụ bù
Giảm thiểu tối đa góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện: Điều này khiến cho công suất phản kháng có sự hao giảm, làm giảm được điện năng hao phí, tiết kiệm tương đối khoản tiền điện mà hộ gia đình hay doanh nghiệp cần chi trả.
Giảm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì: Khi bắt đầu khởi động các động cơ, máy móc lớn hay chạy quá tải, thường xuyên có hiện tượng sụt áp trên toàn lưới điện. Khi lắp đặt tụ bù, tổng công suất giảm xuống kéo theo điện áp trên toàn lưới cũng có sự hao giảm. Từ đó, hệ thống máy móc sẽ tránh được quá tải, hỏng hóc làm tốn kém chi phí sửa chữa và thay thế.
Lắp tụ bù thế nào mới là đúng cách?
Việc lắp đặt tụ bù đúng cách có ảnh hưởng lớn đến công dụng và quá trình hoạt động của tụ bù, đảm bảo khả năng hỗ trợ máy móc vận hành tốt, tối ưu tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.
Vì vậy, khi lắp tụ bù, người sử dụng cần căn cứ vào các điều kiện, quy mô và loại hình khác nhau.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn: Do có tổng công suất thiết bị lớn, thường có trạm biến áp, cần biện pháp lọc sóng nhằm bảo vệ tụ bù nên khi lắp đặt tụ bù cần chú ý dùng hệ thống tụ bù tự động chia nhiều cấp, có thể lắp đặt cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù, hạn chế cháy nổ.
Đối với các cơ sở sản xuất trung bình: Với đặc điểm tổng công suất khoảng vài trăm kW, không cần lọc sóng hài, công suất phản kháng tới vài trăm kVAr, không thể dùng phương pháp bù tĩnh mà cần chia ra nhiều cấp tụ bù: cách bù thủ công và bù tự động.
Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ: Tổng công suất khoảng vài chục kW, không cần lọc sóng hài, có công suất phản kháng tương đối thấp thì chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh đối với các nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp, tiết kiệm.
Hướng dẫn lắp tụ bù
Những tham số quan trọng PFR mà người dùng cần lưu ý:
Hệ số công suất: từ 0,92-0,95
Độ nhạy: thiết lập tốc độ đóng cắt, độ nhạy càng lớn tốc độ đóng càng chậm và ngược lại. Độ nhạy = 60s/ bước
Thời gian đóng lặp lại: là khoảng thời gian an toàn để ngăn tụ cùng một cấp khi chúng chưa xả điện hoàn toàn (thường được đặt lớn hơn thời gian xả của tụ lớn nhất đang được sử dụng)
Cấp định mức: bước tụ nhỏ nhất đang sử dụng
Độ méo dạng tổng: do sóng hài quyết định
Khi lắp tụ bù cần đấu đúng sơ đồ:
Trường hợp 1: khi lắp cần lưu ý sao cho điện áp pha cấp cho rơ le và tín hiệu dòng điện phải ở cùng một pha duy nhất
Trường hợp 2:
Tín hiệu dòng điện cần được lấy trên một pha và tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le được lấy trên hai pha còn lại.
Vị trí lắp đặt biến dòng thích hợp:
Biến động phải bao gồm đủ dòng điện của tải và dòng điện đi qua tụ.
Khi lắp đúng: dòng sơ cấp đi vào K, đi ra L; tín hiệu của dòng thứ cấp cực K,L của biến dòng nối với K,L rơ le.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn nắm được cách lắp tụ bù chính xác nhất. Để đảm bảo được các tính năng vượt trội trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần chú ý đến thương hiệu và tính năng của các dòng tụ bù khác nhau. Đừng quá lo lắng khi bạn chưa biết cách lựa chọn và lắp đặt tụ bù như thế nào cho hợp lý, bởi bạn có thể tin tưởng vào những chia sẻ của công ty Huỳnh Lai, ghé qua để nhận được nhiều tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.