Cảm biến báo cháy hiện nay được sử dụng rất phổ biến, để bảo vệ tính mạng và cả tài sản của bạn khỏi các tình huống cháy nổ không may xảy ra. Vì vậy sau đây hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu thêm về cảm biến báo cháy, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao nhé!
Tổng quan về cảm biến báo cháy
Cảm biến báo cháy là thiết bị điện tử dùng để phát hiện và đưa ra cảnh báo khi có khói, đặc biệt phổ biến ở những nơi có mật độ dân cư cao. Góp phần ngăn chặn các sự cố cháy nổ, nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy từ đó bảo vệ được tốt hơn tính mạng và tải sản của chúng ta.
Với chi phí không quá cao, cảm biến cháy hiện nay được lắp đặt ở những nơi đông dân cư như: Chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng,… và được xem như là một quy định bắt buộc về phòng cháy chữa cháy. Để phòng tránh trước các rủi ro có xảy ra bạn cũng nên trang bị thêm cho gia đình thiết bị cảm biến báo cháy.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo
Cảm biến báo cháy hiện nay, có lớp vỏ thường được làm bằng nhựa và hệ thống các chi tiết điện tử để xử lý thông tin. Mỗi loại cảm biến khói sẽ có cấu tạo không hoàn toàn giống nhau. Nhưng đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau:
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân chập điện và cách xử lý bạn nên biết
- Đèn Led: Gắn ở đầu cảm biến báo cháy, giúp báo hiệu về khả năng hoạt động của cảm biến báo cháy. Khi phát hiện ra có khói đèn sẽ phát sáng để báo hiệu.
- Còi báo khói: Phát tín hiệu cảnh báo khi nhận được thông tin có khói từ trung tâm điều khiển. Thường còi báo khói và đèn Led sẽ hoạt động cùng một lúc.
- Nắp che pin: Dùng để bảo vệ pin bên trong cảm biến (đối với thiết bị không dây), đảm bảo thiết bị được hoạt động ổn định.
- Khóa chống cạy: Dùng để bảo vệ cảm biến báo cháy khỏi tình trạng trộm cắp khi lắp đặt ở những nơi công cộng. Đảm bảo được nhiệm vụ báo cháy của thiết bị.
- Đầu báo khói: Có nhiệm vụ nhận biết và phát hiện ra khói, sau đó tiến hành gửi tín hiệu đến trung tâm để cảnh báo.
Nguyên lý hoạt động
Khi cảm biến báo cháy nhận biết và phát hiện ra khói với mật độ bất thường, sẽ tiến hành đưa ra các cảnh báo (cảnh báo bằng đèn, còi báo động hoặc thông báo được gửi qua điện thoại) và truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển bằng sóng vô tuyến hoặc dây dẫn. Giúp nhân viên xác nhận được nhanh chóng và chính xác về khu vực xảy ra đám cháy, giúp người nhân nhanh chóng di tản đến nơi an toàn.
Ứng dụng của cảm biến báo cháy trong đời sống
Cảm biến báo cháy được ứng dụng ở một số nơi trong đời sống như sau:
- Lắp đặt ở căn hộ, nhà, chung cư, công trình dân dụng có quy mô nhỏ. Nên sử dụng cảm biến báo cháy không dây.
- Lắp đặt ở nhà hàng, khách sạn, trường học, hội trường, văn phòng, toa tàu, trung tâm mua sắm,… Nên lắp đặt cảm biến báo cháy theo hệ thống.
- Lắp đặt ở cầu thang, thang máy, nhà xe, lối đi,… Nên lắp đặt cảm biến báo cháy theo hệ thống.
- Được lắp đặt ở thư viện, kho hàng,… Nên lắp đặt cảm biến báo cháy theo hệ thống.
- Được lắp đặt ở phòng máy tính, phòng chiếu phim,… Nên lắp đặt cảm biến báo cháy theo hệ thống.
Qua bài viết vừa rồi Huỳnh Lai hy vọng đã giúp cho bạn hiểu thêm về cảm biến báo cháy cũng như ứng dụng của chúng vào trong đời sống. Nếu còn thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Điện Huỳnh Lai.