Trong cuộc sống hiện đại và ngày càng phát triển như hiện nay, điện là một trong những vấn đề thiết yếu và luôn được mọi người sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt, hệ thống điện công nghiệp đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng tác động lên quá trình sản xuất, vận hành của một công trình xây dựng. Bài viết dưới đây, Huỳnh Lai sẽ nói cụ thể hơn về các thiết bị điện công nghiệp, cách thi công và lắp đặt hệ thống điện cho doanh nghiệp mời bạn theo dõi!
Hệ thống điện công nghiệp là gì?
Điện công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng cho doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất, vận hành sản phẩm đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lý và hiệu quả phục vụ tất cả các hoạt động của các ngành nghề, lĩnh vực hiện nay.
Hệ thống điện công nghiệp là một mạng lưới điện năng tại các nhà máy, xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm phân phối, cung cấp điện năng để đảm bảo quá trình truyền tải đến các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.
Hệ thống điện công nghiệp bao gồm các thành phần như sau:
- Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng
- Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch
- Hệ thống tủ điện phân phối
- Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc
- Hệ thống ổ cắm
- Hệ thống tiếp địa
- Hệ thống chống sét
Ngoài ra, thiết bị điện công nghiệp còn đảm nhận nhiệm vụ để giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, chuyển đổi và đo lường các hoạt động và quá trình truyền tải nguồn điện khác trong hoạt động sản xuất tại nhà máy, nhà xưởng của doanh nghiệp. Hệ thống điện công nghiệp phải được kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng hàng tháng tránh các trường hợp rò rỉ điện, chập điện…ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đặc điểm của hệ thống điện công nghiệp
Hiện nay, hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều sử dụng điện năng. Hệ thống điện trong công nghiệp đóng vai trò quan trọng. Các nhà máy điện, các trạm biến áp đến các máy phát điện tự động và các doanh nghiệp sản xuất, xí nghiệp.
Vì thế, các loại thiết bị điện được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng. Đó cũng là nhược điểm do có quá nhiều chủng loại, thiết bị điện với tiêu chuẩn và công suất khác nhau đôi khi người dùng không sử dụng hết tính năng gây lãng phí, hư hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước nhà.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn nhân viên của mình về các kiến thức của hệ thống điện công nghiệp đảm bảo quá trình quản lý và vận hành hiệu quả nhất có thể. Giảm thiểu tình trạng lãng phí điện năng, ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp đó.
Vai trò và ứng dụng của hệ thống điện trong công nghiệp
Vai trò
Hệ thống điện trong công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành sản phẩm của từng doanh nghiệp cụ thể là:
- Cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng, nâng cao năng suất thiết bị công nghiệp giúp đội ngũ nhân viên thực hiện quá trình sản xuất liên hoàn, không gián đoạn.
- Tiết kiệm sức lao động.
- Giảm chi phí sản xuất đến mức đáng kể, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
- Đưa kỹ thuật hiện đại vào hệ thống máy móc, năng động hơn giúp tiết kiệm thời gian.
- Giá thành phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm.
- Có thể thay thế con người, thực hiện những điều mà con người không thể làm thủ công.
Ứng dụng
Một số ứng dụng tiêu biểu của các thiết bị điện công nghiệp:
- Hệ thống điện công nghiệp được ứng dụng hầu hết trong các khâu sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp,…trong các ngành nghề như: Rược bia, bao bì, sản xuất linh kiện,..
- Các thiết bị điện công nghiệp còn đóng vai trò hỗ trợ các công cụ khác làm việc như điều hòa, thông thoáng khí, hút bụi, cân bằng các thành phần trong không khí.
- Ứng dụng làm hệ thống camera giám sát, hệ thống điện nước và phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ máy bơm, máy dệt,…
- Và còn được sử dụng rộng rãi cho ngành nông – lâm nghiệp, chế biến thủy hải sản.
>>> Xem thêm:
Tủ Điện Công Trình Và Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết
Tìm Hiểu Về Tủ Điện Điều Khiển? Cách Phân Loại Và Chức Năng
Quy trình thi công và lắp đặt thiết bị điện công nghiệp
Việc thi công và lắp đặt hệ thống điện công nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy trình từng bước, kiểm tra kỹ lưỡng và nghiêm ngặt. Có như vậy, doanh nghiệp mới có một hệ thống điện đúng chuẩn giúp quá trình sản xuất trơn tru.
Các bước thiết kế, thi công và lắp đặt thiết bị điện trong công nghiệp:
Bước 1: Xác định phụ tải tính toán. Tính toán công suất tiêu thụ điện năng của toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy, xí nghiệp tại cùng 1 thời điểm trong giờ cao điểm.
Bước 2: Thiết kế mạng điện cao áp dành cho nhà máy. Có vai trò quan trọng trong quá trình dẫn điện từ mạng điện lưới quốc gia đến nhà máy. Doanh nghiệp và kỹ sư điện phải tính toán thật kỹ lưỡng và thể hiện trong bản thiết kế. Từ đó, khi bàn giao các kỹ sư mới biết cách sắp xếp và bố trí hợp lý các đường dây cao áp, trạm biến áp và các tủ điện phân phối.
Bước 3: Thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy. Việc thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy như là bố trí hợp lý các tủ điện điều khiển, bố trí cụ thể cách đi dây, các vị trí đặt mạng điện hạ áp.
Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng. Chú ý số lượng đèn trong nhà xưởng, nhà máy không được quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà còn lãng phí điện năng.
Bước 5: Tính toán, thiết kế bù công suất. Giảm tối đa tình trạng tổn thất điện năng, gia tăng hiệu quả làm việc và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị và máy móc.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Các vấn đề về hệ thống điện trong công nghiệp phải thường xuyên bão dưỡng và kiểm tra kỹ càng tránh tình trạng xấu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây, là một số lưu ý khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện từ các nhà máy, xí nghiệp:
- Phải đảm bảo mức độ an toàn của hệ thống điện đối với hệ thống máy, thiết bị trong nhà máy, xưởng sản xuất.
- Cam kết và chịu trách nhiệm về hiệu quả vận hành của hệ thống, máy móc hoạt động đúng công suất, trơn tru, hỗ trợ hiệu quả cho toàn bộ quá trình sản xuất, vận hành và quản lý sản phẩm.
- Tuân thủ quy trình lắp đặt, đúng kỹ thuật, không làm ẩu, không giao cho nhân viên thiếu kiến thức để vận hành dòng điện. Thực hiện theo tuần tự và trang bị đầy đủ các thiết bị.
- Tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, không gây lãng phí điện năng.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và thiết kế thi công hệ thống điện công nghiệp.