Hướng Dẫn Dùng Bộ Điều Khiển Tụ Bù SK

Bộ điều khiển tụ bù sk đã và đang được thay thế dần cho các bộ điều khiển tụ bù với tính năng thủ công. Vì thế nhu cầu về hướng dẫn bộ điều khiển tụ bù SK đang được tìm kiếm nhiều. Vậy hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu về phương pháp sử dụng hiệu quả nhé!

Nguyên lý bộ điều khiển tụ bù

Trước khi biết cách sử dụng bộ điều khiển tụ bù thì chúng ta cần nắm rõ nguyên lý hoạt động để dễ dàng cài đặt và sử dụng hơn. Vậy nguyên lý của nó như sau:

  • Đầu tiên sẽ cấp điện cho bộ điều khiển, lúc này tụ bù sẽ được kích hoạt và chuyển sang chế độ bù tự động. Và trên màn hình sẽ hiển thị một trong hai giá trị là: Nếu phụ tải đang hoạt động thì hiện trị số cos ϕ hoặc nếu không tải (hay tải 1%) sẽ hiển thị LoC.
  • Sau đó bộ điều khiển sẽ tiến hành so sánh trị số cos ϕ với ngưỡng đóng – cắt để thực hiện mệnh lệnh tương ứng. 
  • Trong lúc bộ điều khiển đang hoạt động đóng / cắt theo thời gian trễ quy định thì đèn báo hiệu Wait nhấp nháy. 
  • Các cấp của tụ bù được hoạt động đóng / cắt theo thứ tự xoay vòng.

>>Xem thêm: Nguyên Lý Bộ Điều Khiển Và Tính Năng Của Tụ Bù

Hướng dẫn bộ điều khiển tụ bù SK đơn giản

Giai đoạn 1: lắp đặt 

  • Trước tiên, để cấp nguồn chính cho hệ thống tủ bù ta cần đo và cắt cáp động lực. Sau đó tiến hành đấu nối động lực để bộ điều khiển được cấp biến dòng tín hiệu chuyển sang hoạt động tự động. Biến dòng tín hiệu này có nguồn gốc từ nguồn điện tổng của trạm quy ước của pha màu đỏ ( tính từ MCCB tổng tụ bù -> MCCB trạm)
  • Tiếp theo là đấu nối nhị thứ cấp. Bởi vì một tụ bù thông thường sẽ có 3 dây điều khiển. Trong đó có một dây trung tính có tiết diện 1.5mm2 và thường có màu xanh hoặc đen. Hai dây còn lại có tiết diện lớn hơn là 2.5mm2 và có màu đỏ, vàng hoặc xanh gia trời.
  • Cuối cùng là nối dây giữa tiếp địa vỏ tủ và trạm. Thông thường sẽ dùng dây trung tính để nối luôn với tiếp địa vỏ tủ, tuy nhiên với trường hợp cấp nguồn 3 pha và có PE cách ly thì không được.

Lưu ý khi lắp đặt: 

  • Biến dòng được đấu từ pha đầu nguồn tổng tải
  • Nếu biến dòng ở pha nào thì điều khiển ở pha đó
  • Biến dòng phải sát nhất với tải

Giai đoạn 2: đóng điện vận hành

  • Sau khi đấu dây thì ta cần phải kiểm tra kỹ lại các điểm đấu một lần nữa. Bao gồm cả các điểm nối ở vị tra cực, bas MCCB,… Hãy đảm bảo rằng chúng đã được vặn chặt và không bị phóng điện
  • Tiếp theo sẽ đóng điện cấp nguồn động lực cho MCCB tủ bù. Lần lượt đóng MCCB tổng, đến các MCCB phân phối, đến các cấp tụ và contactor.
  • Đóng cầu chì cấp nguồn cho bộ điều khiển, đèn báo đồng hồ đo đếm.

>>Xem thêm: Hướng Dẫn Kiểm Tra Tụ Bù Đơn Giản, Nhanh Chóng

Giai đoạn  3: Cài đặt các thông số

  • Cách đấu dây: tham khảo sơ đồ bên dưới:

sơ đồ đấu dây

  • Khi bộ điều khiển tụ bù hoạt động, bạn nhấn [ v/ Display ] để theo dõi trị số điện áp và điện phụ tải. Bạn chỉ cần nhấn một lần thông số sẽ hiển thị lần lượt như sau:

cos ϕ-> điện áp -> dòng điện -> luân phiên ->  cos ϕ-> điện áp ->…

  • Cách nhận biết trị số  cos ϕ:
Trị số hiển thị nội dung tương ứng ví dụ
LXX Tải có tính điện cảm L82 -> cos ϕ = 0.82 cảm
cXX Tải có tính điện dung c93 -> cos ϕ = 0.93 dung
100 Tải có tính điện trở
XXX ∞ (dấu chấm ở cuối) Trị số điện áp 225∞  -> Trị số điện áp = 225 V
X∞XX (dấu chấm ở đầu) Trị số dòng điện 2∞74 -> Trị số dòng điện = 2.74 A
  • Nhấn nút [ Mode/Prog ] : chuyển sang chế độ đóng/cắt bằng tay khoảng 0,5 giây. Đền Manual sáng lên. Sau đó nhấn [ v/Display ] : đóng tụ bù, nhấn [ w ] để cắt. Trở về chế độ tự động nhấn [ Mode / Prog ] 
  • Tính năng bảo vệ quá áp: Khi áp cao quá ngưỡng thì đèn Over voltage sáng lên, lúc này các tụ bù sẽ được ngắt khỏi mạch điện để tránh bị hỏng.
  • Cách lập trình thông số

Nếu bạn muốn lập trình lại thông số hãy nhấn nút  [ Mode/Prog ]  trong 1 giây. Lúc này màn hình sẽ hiển thị thông số A, b, c,… và giá trị cài đặt 1, 2,3,…. Tiếp tục nhấn  [ Mode/Prog ]  để chọn thông số A hoặc b,… Rồi nhấn [ v/Display ] hoặc  [ w ] để chọn giá trị 1, 2,..

  • Ngưỡng đóng A
  • Ngưỡng cắt b
  • Thời gian đóng C
  • Thời gian cắt d
  • Ngưỡng bảo vệ quá áp E
  • Số cấp hoạt động F

Sau khi thiết lập xong các thông số nhấn nút [ Mode/Prog ] để lưu lại các giá trị mới.

Bộ điều khiển sk có bao nhiêu cấp?

Bộ điều khiển tụ bù SK bao gồm 3 loại với các cấp như sau:

  • QR – X4 (4 cấp)
  • QR – X6 (6 cấp)
  • QR – X12 (12 cấp)

hướng dẫn bộ điều khiển tụ bù sk

>>Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Cài Đặt Bộ Điều Khiển Tụ Bù Mikro

4. Bảng giá bộ điều khiển tụ bù sk

bảng giá bộ điều khiển sk

Giá sẽ thay đổi theo thị trường nên các bạn hãy cập nhật thông tin bảng giá qua link sau hoặc qua QR CODE nhé:

BẢNG GIÁ HUỲNH LAI

bảng giá Huỳnh Lai

Dưới đây là bảng giá bộ điều khiển tụ bù sk của Huỳnh Lai 

Như vậy là những thông tin căn bản về hướng dẫn dùng bộ điều khiển tụ bù sk đã được chia sẻ ở trên. Nếu bạn có thêm câu hỏi về tụ bù sk hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay.