Mục lục bài viết
Mạch điện là một tập hợp các linh kiện điện tử được kết hợp thành một bảng mạch, có khả năng kết nối với các đoạn dây dẫn để tạo thành một hệ thống hoạt động.Trong mạch điện, các thiết bị sử dụng nguồn điện hoạt động trong một vòng kín,… Để có cái nhìn chi tiết hơn về mạch điện, cũng như hiểu được khái niệm mạch điện là gì? Cùng Huỳnh Lai tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Mạch điện là gì?
Mạch điện là một loại thiết bị điện tử được cấu thành từ nhiều thành phần linh kiện nhỏ tạo nên một bảng mạch. Bảng mạch này có khả năng kết nối với các đoạn dây dẫn, giúp hệ thống được hoạt động một cách dễ dàng. Thiết bị sử dụng điện sẽ tạo nên vòng kín, truyền điện đến các thiết bị khác nhau, nhờ đó các thiết bị, hệ thống được hoạt động và vận hành một cách dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm: Cường Độ Dòng Điện Là Gì? Đơn Vị Đo, Công Thức Tính Và Các Dụng Cụ Đo
Mạch điện có bao nhiêu loại?
Mạch điện được chia thành ba loại như sau:
- Mạch điện tử: Hầu hết thường có trong các thiết bị điện tử. Ví dụ như Ti vi, máy giặt, máy tính, đèn chiếu sáng gia đình. Mạch điện ở trong các thiết bị này được gọi là mạch điện tử thuần túy. Ngược lại những mạch điện của ô tô, lò vi sóng có mắt thần trong hệ thống điện kiểm soát dịch chuyển đỗ xe,… là loại mạch điện tử lai.
- Mạch điện truyền dẫn năng lượng: Là một thành phần có trong hệ thống lưới điện quốc gia, giúp truyền tải năng lượng theo nhánh nào đó. Ví dụ: Hệ thống điện quốc gia có đường dây 500kv Bắc – Nam có mạch 1 và mạch 2 là mạch điện truyền dẫn năng lượng.
- Mạch điện công nghiệp: Thường có trong các thiết bị điện cơ tại các nhà máy, nhà xưởng, tàu bè, cầu đường,… đây được gọi là mạch điện công nghiệp. Có khả năng truyền tải năng lượng đến các thiết bị cần nguồn điện như đèn chiếu sáng, động cơ motor,… Bên cạnh đó, các mạch năng lượng truyền dẫn còn có mạch tín hiệu để điều khiển thực hiện nhiệm vụ đóng cắt việc cấp năng lượng tới thiết bị. Ví dụ: Trong các nhà máy điện có nhiều bộ phận điều khiển và đo đạc là mạch điện tử.
Mô hình của mạch điện
Điện trở
Điện trở R có khả năng biến đổi điện năng từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Ví dụ như cơ năng, nhiệt năng, quang năng. Điện trở R của dây dẫn thường tỉ lệ thuận với điện trở suất và độ dài dây dẫn. Ngược lại, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây hay tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó.
- Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên điện trở : uR =R.i
- Đơn vị của điện trở là W
- Công suất điện trở tiêu thụ: p = Ri2
Xem thêm: Điện trở xả là gì? Định nghĩa, phân loại, cách chọn điện trở xả
Nguồn điện áp
Nguồn điện áp là phần quan trọng nhất trong bất kỳ hệ thống nào. Bởi nó là nguồn cung cấp năng lượng cho mạch điện của các hệ thống điện được vận hành, hoạt động của các thiết bị và máy móc ở trong mạch. Nguồn điện áp thường có ký hiệu là U.
Nguồn dòng điện
Nguồn dòng điện là một loại nguồn chính cung cấp trực tiếp điện năng cho các thiết bị dẫn điện. Các nguồn điện có thể từ các thiết bị tạo điện, các hệ thống tạo điện, các hệ thống tích trữ dòng điện.
Điện dung
Điện dung là loại điện có khả năng tích điện của tụ điện, có công thức: C = q/U = d.q/d.U
Trong đó:
- C là điện dung của tụ điện, ký hiệu Fara (F)
Điện cảm
Điện cảm L là hiện tượng tự cảm, có thuộc tính chống lại sự thay đổi của dòng điện chạy qua nó (hay dòng điện xoay chiều) giúp đóng hoặc ngắt mạch. Cuộn dây W trong mạch điện với dòng điện I, điện cảm L sử dụng đơn vị Henry(H).
Xem thêm: Cuộn Cảm Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động
Với những thông tin liên quan được Huỳnh Lai chia sẻ bên trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về mạch điện là gì và những thông tin liên quan. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ thắc mắc cũng như nhu cầu mua hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0938984282 để tư hỗ trợ.