Pin Mặt Trời Là Gì? Cách Chọn Mua Một Tấm Pin Mặt Trời

Pin mặt trời là một phát minh mang tính đột phá, bước ngoặt trong ngành sản xuất và tái tạo năng lượng. Vậy bạn đã biết Pin mặt trời là gì? Nó đem đến lợi ích gì cho ngành công nghiệp tái tạo năng lượng. Giải đáp ở ngay bài viết này, cùng Huỳnh Lai tìm hiểu nhé

Pin mặt trời là gì?

Pin mặt trời hay còn gọi là pin quang điện, có tên tiếng anh là Solar Panel. Bên trong nó là nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells). Tế bào quang điện này được hiểu là các phần tử bán dẫn có chứa nhiều cảm biến của ánh sáng là điốt quang. Nhờ đó, giúp làm chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Pin mặt trời là gì

Các thông số về cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở của tấm pin thường thay đổi phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Thông thường các tế bào quang điện này được ghép thành một khối để thành pin mặt trời (thường có từ 60 đến 72 tế bào quang điện trên một tấm pin).

Tấm pin được biết đến như một vật liệu có khả năng chuyển đổi quang năng ánh sáng thành điện này được lắp điện mặt trời. Pin được tạo ra từ nguồn điện ánh sáng mặt trời cũng giống với thủy điện được tạo ra từ điện từ nước, nhiệt điện tạo ra điện từ than,… Tất cả các loại pin này thường có hiệu suất cao và tuổi thọ trung bình lên đến 30 năm.

Có thể bạn quan tâm: Năng Lượng Mặt Trời Là Gì? Ưu – Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Cuộc Sống

Cấu tạo pin năng lượng mặt trời

Bạn cần nắm bắt được cấu tạo của chúng từ 8 bộ phần bao gồm: Khung nhôm, kính cường lực, lớp màng EVA, solar cell, tấm nền pin (phía sau), hộp đấu dây (junction box), cáp điện, Jack kết nối MC4.

  • Khung nhôm: Giúp củng cố kết cấu vững chắc, cứng cáp để tích hợp solar cell và các bộ phận khác lên. 
  • Kính cường lực: Giúp bảo vệ bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ, mưa, tuyết, bụi, mưa đá và các tác động va đập khác từ bên ngoài. 
  • Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate): Một chất kết dính có tác dụng kết dính cell với lớp kính cường lực phía trên và tấm nền phía dưới. Đồng thời giúp tăng cường khả năng hấp thụ và bảo vệ solar cell khỏi sự rung động, tránh bám bụi và hơi ẩm. 
  • Lớp Solar cell (tế bào quang điện): Tế bào quang điện gồm hai loại là poly và mono, chúng được làm từ vật liệu silic (chất bán dẫn). Lớp này có nhiệm vụ hấp thu ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng.
  • Tấm nền pin (phía sau): Có nhiệm vụ cách điện, bảo vệ cơ học và chống ẩm. 
  • Hộp đấu dây (junction box) nằm ở phía sau cùng: Đây là nơi tập hợp và chuyển hóa năng lượng sinh ra từ tấm pin năng lượng thoát ra ngoài. 
  • Cáp điện DC, loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời: Giúp cách điện một chiều DC cực tốt. Hơn thế lại có khả năng chống chịu tốt trước sự khắc nghiệt từ thời tiết và các tác động cơ học. 
  • Jack kết nối MC4: Một đầu nối dùng để kết nối các tấm pin mặt trời. 

Nguyên lý hoạt động

Pin mặt trời hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào một lớp vật liệu bán dẫn như silic. Năng lượng từ ánh sáng sẽ được hấp thụ và chuyển đổi điện năng. Pin mặt trời thường có cấu trúc đa lớp, gồm hai lớp bán dẫn khác nhau: Một lớp có tính chất n-type (nhiễu điện âm) và một lớp có tính chất p-type (nhiễu điện dương). Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào pin, năng lượng từ ánh sáng tạo ra các “lỗ trống” và “điện tử” trong lớp bán dẫn n-type và p-type.

Nguyên lý hoạt động

Sự chênh lệch điện thế giữa hai lớp bán dẫn tạo ra một dòng điện trong mạch điện nối với pin. Điện năng này dùng để cấp điện cho các thiết bị điện tử hoặc lưu trữ trong một bộ pin để sử dụng sau này.

Một điều quan trọng là pin mặt trời chỉ hoạt động hiệu quả trong điều kiện ánh sáng mạnh. Hiệu suất của pin mặt trời có thể được tăng lên nhờ vào việc dùng các vật liệu bán dẫn chất lượng cao và thiết kế pin hiệu quả. Nhằm tối đa hóa việc hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa năng lượng.

Xem thêm: Cách tính toán chọn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời

Phân loại pin mặt trời

Có mấy loại pin mặt trời. Về cơ bản, pin mặt trời được phân loại dựa trên vật liệu làm ra chúng là các silic tinh thể. Hiện nay pin mặt trời được phân thành 3 loại sau:

Phân loại pin mặt trời

  • Đơn tinh thể (mono) sản xuất dựa trên quá trình Czochralski. Loại đơn tinh thể này có hiệu suất lên đến 16%. Loại này thường có giá thành cao do được cắt từ các thỏi hình ống, tấm đơn thể này có mặt trống ở góc nổi các module. 
  • Đa tinh thể (Poly): Loại này được làm từ các thỏi đúc – đúc ừ silic được nung chảy cẩn thận và được làm nguội, rắn sau đó. Loại pin này thường có giá thành rẻ hơn loại đơn tinh thể, nhưng hiệu suất lại kém hơn. Tuy nhiên chúng vẫn có một ưu điểm là có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể. Bù trừ cho hiệu suất thấp mà nó mang lại.
  • Dải silic từ các miếng phim mỏng nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể (Thin – Film): Loại này có hiệu suất thấp và rẻ nhất trong 3 loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon. 

Lợi ích khi sử dụng pin mặt trời

Tạo ra nguồn năng lượng xanh

Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên và khá quen thuộc. Nhờ tấm pin mặt trời mà nguồn năng lượng tự nhiên này được chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cho đời sống. Giúp giảm bớt gánh nặng cho mạng lưới tải điện quốc gia, khắc phục được tình trạng thiếu điện trong sản xuất và sinh hoạt. 

Tiết kiệm

Các tấm pin mặt trời thường có chi phí rẻ, vốn đầu tư thấp nhưng lại đem đến hiệu quả lớn. Nhờ đó giúp cắt giảm được các chi phí về lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và lại có độ bền lên đến 25 – 30 năm.

Thân thiện với môi trường

Ưu điểm nổi bật của pin mặt trời chính là tạo ra từ nguồn điện năng xanh, sạch thân thiện với môi trường. Nhờ đó góp công lớn trong việc bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm. 

Thời hạn sử dụng lâu dài

Thời hạn sử dụng của một tấm pin lên đến 25 – 30 năm

Xem thêm: Năng Lượng Tái Tạo Là Gì? Phân Loại Và Lợi Ích Năng Lượng Tái Tạo

Cách chọn mua một tấm pin mặt trời

Hiện này có khá nhiều cửa hàng, doanh nghiệp buôn bán sản phẩm tấm pin mặt trời. Vậy nên để lựa chọn tấm pin mặt trời chất lượng tốt nhất bạn nên dựa vào 2 tiêu chí sau: 

Chất lượng của tế bào quang điện (solar cells)

Một tấm pin mặt trời có số lượng tế bào quang điện tương ứng như sau:

Chất lượng của tế bào quang điện

  • 6V – 18 tế bào quang điện.
  • 12V – 36 tế bào quang điện.
  • 18V – 52 tế bào quang điện.
  • 24V – 72 tế bào quang điện.

Phải đảm bảo các tết bào này hoạt động bình thường thì chất lượng pin mới được đảm bảo. Nếu một tế bào chết coi như tấm pin đó hỏng. 

Dựa trên chất lượng của phụ kiện đi kèm

Khi mua tấm pin sẽ kèm theo nhiều phụ kiện. Do vậy bạn cần quan sát cẩn thận các phụ kiện để đảm bảo phụ kiện đạt tiêu chuẩn. Với các yêu cầu như sau: 

  • Khung nhôm dày và chắc chắn, mặt kính dày và cứng.
  • Lớp màng đạt “chuẩn” chất lượng, không quá mỏng và nhăn nheo. 

Địa chỉ mua pin mặt trời uy tín tại TPHCM

Pin mặt trời đã và đang trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp năng lượng. Do vậy nhu cầu mua hàng cũng ngày càng tăng theo. Do vậy để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, quý khách hàng cần lựa chọn mua pin mặt trời tại các cơ sở kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng. Và Huỳnh Lai luôn tự tin đem đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng nhất. Do vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc cũng như nhu cầu mua hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0938 984 282.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ về pin mặt trời là gì. Và sâu hơn nữa là thông tin và những yếu tố giúp nó ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Theo dõi Huỳnh Lai để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!