Trong những ngày trời nóng như đổ lửa, các thiết bị điện trong gia đình cũng như nhà xưởng, nhà máy… đều phải hoạt động hết công suất. Chi phí điện tăng lên vùn vụt là vấn đề khiến mọi người lo ngại. Vậy làm sao để tiết kiệm điện cho những ngày cao điểm như thế này? Giải pháp tiết kiệm điện bằng tụ bù hộ gia đình là giải pháp hiệu quả.
Tụ bù là gì?
Tụ bù là một thiết bị điện được sử dụng với mục đích đo độ chênh lệch giữa điện áp và dòng điện, nếu điện áp có mức chênh lệch nhỏ hơn các giá trị cài đặt thì tụ bù sẽ tự động đóng cắt để đạt được trị số cân bằng như yêu cầu khi sử dụng. Tụ bù 220v có tác dụng giữ hệ số công suất xung quanh giá trị cài đặt.
Tụ bù cho hộ gia đình là một thiết bị được dùng để cải thiện chất lượng điện áp và nâng cao chất lượng điện để giảm bớt thất thoát điện do việc tiêu thụ điện năng của những thiết bị điện không cần thiết.
Phân loại tụ bù điện
Có một số tiêu chí có thể căn cứ để phân loại tụ bù, từ phân loại tụ bù, chúng ta cũng sẽ trả lời được câu hỏi hộ gia đình có nên lắp tụ bù không?
Dựa vào điện áp người ta chia tụ bù điện ra làm 2 loại: tụ bù điện 1 pha và tụ bù điện 3 pha.
- Tụ bù điện 1 pha là loại có điện áp 230V-250V thường dùng trong các gia đình hoặc những nơi tiêu thụ ít điện năng.
- Tụ bù điện 3 pha: tụ bù điện 3 pha sử dụng được cho nhiều loại điện áp khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù điện 3 pha được sử dụng nhiều trong hệ thống điện lưới của những công trình xây dựng lớn.
Dựa vào cấu tạo ta có tụ bù khô và tụ bù dầu.
- Tụ bù khô: Tụ bù điện khô là loại tụ bù có hình tròn dài, tương đối nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt. Tụ bù điện khô chiếm rất ít diện tích trong tủ điện. Tụ bù điện khô thường được lắp đặt và sử dụng cho các hệ thống điện có công suất hoạt động nhỏ.
- Tụ bù điện dầu: Tụ bù điện dầu là loại tụ bù điện có hình chữ nhật, có độ bền cao hơn tụ bù khô. Tụ bù điện dầu sử dụng được cho tất cả các loại hệ thống điện, đặc biệt là các hệ thống điện có công suất lớn, cần bù một lượng công suất có ích lớn.
Công dụng của tụ bù
Tụ bù giúp giảm giá thành tiền điện
Trong giai đoạn sử dụng điện có giới hạn theo quy định. Việc tiêu thụ năng lượng phản kháng vượt quá 40% năng lượng tác dụng thì người sử dụng năng lượng phản kháng phải trả tiền hàng tháng theo giá hiện hành.
Tất cả các doanh nghiệp hay hộ gia đình khi muốn lắp đặt cần cân đối giữa chi phí phạt phải trả hàng tháng với khoản chi phí phải trả khi mua sắm, lắp đặt và bảo trì các tụ điện để cải thiện hệ số công suất.
Tụ bù giúp tối ưu tính kinh tế – kỹ thuật
Cải thiện hệ số công suất cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cáp nhỏ hơn… đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện.
Hệ số công suất cao cho phép tối ưu hóa các phần tử cung cấp điện. Khi ấy các thiết bị điện không cần định mức dư thừa. Nhưng để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh từng phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng.
Đã lắp tụ bù nhưng không tiết kiệm điện hiệu quả?
Kiểm tra lại chất lượng thiết bị tiết kiệm điện của gia đình bạn
Kiểm tra lại tụ bù cho gia đình có phải là sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được bảo hành hay không. Mới gần đây trên nhiều bài báo rất nhiều người tiêu dùng phàn nàn vì thiết bị tiết kiệm điện năng không có tác dụng đáng kể là bao.
Kiểm tra lại cách lắp tụ bù cho hộ gia đình
Tụ bù tiết kiệm điện năng gia đình bạn là sản phẩm chính hãng và mua ở địa chỉ uy tín thì rất có thể gia đình bạn đã lắp đặt sai Tụ bù. Có phải lắp tụ bù cho hộ gia đình bạn gắn ở trước đồng hồ hay không? Khi lắp đặt Tụ bù trước đồng hồ sẽ không phát huy được tác dụng mà phải gắn Tụ bù ở sau đồng hồ và tốt nhất là nên gắn ở cuối nguồn điện của gia đình.
Kiểm tra lại mạng lưới điện nhà bạn đang sử dụng là điện 1 pha hay 3 pha? Nếu như gia đình bạn sử dụng điện 1 pha thì có thể lắp đặt 1 Tụ bù cho cả hệ thống điện gia đình, nhưng nếu gia đình bạn sử dụng điện 3 pha thì bạn phải lắp đặt 3 Tụ bù cho hệ thống điện gia đình và cắt 3 đầu dây nóng của 3 Tụ bù nối lại với nhau mới phát huy tác dụng của Tụ bù.
>>Xem thêm: