RCD là một thiết bị được dùng để bảo vệ sự an toàn của mạch điện. Để hiểu rõ thêm về RCD là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RCD bạn có thể theo dõi bài viết bên dưới của Huỳnh Lai nhé!
RCD là gì?
RCD (Residual Current Device) là thiết bị bảo vệ con người khỏi các sự cố về điện, ngoài ra nó còn ngăn ngừa việc cháy dây cắm, dây cáp của các thiết bị điện và được sử dụng trong các hệ thống điện gia đình hoặc sinh hoạt.
Cấu tạo RCD
RCD được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:
- Cuộn dây cảm ứng: Được thiết kế dưới dạng vòng khép kín, cho dây dẫn điện vào và ra khỏi mạch đi qua. Dùng để theo dõi dòng điện ra vào mạch.
- Mạch điện tử: Kiểm soát hoạt động của RCD, xác định sự chênh lệch về dòng điện trong mạch.
- Mạch ngắt: Tự động ngắt mạch điện khi phát hiện ra sự chênh lệch dòng điện một cách đột ngột hoặc các hoạt động bất thường.
- Nút kiểm tra: Dùng để kiểm tra hoạt động của RCD. Khi bạn nhấn nút này, một dòng điện sẽ được tạo ra làm chênh lệch dòng điện. Nếu RCD vẫn hoạt động bình thường thì mạch điện sẽ ngắt ngay lập tức.
- Nút đặt lại: Nhấn nút này để khôi phục lại hoạt động của mạch điện. Lưu ý trước khi nhấn nút này hãy loại bỏ các nguyên nhân gây ra sự chênh lệch dòng điện.
Có thể bạn quan tâm: MCB Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động Của MCB
Nguyên lý hoạt động RCD
RCD hoạt động dựa vào sự chênh lệch giữa dòng điện đầu vào và dòng điện đầu ra của cùng 1 mạch. Khi mạch điện làm việc bình thường thì tổng dòng điện đầu vào và đầu ra bằng nhau, không có sự chênh lệch.
Khi có các sự cố về điện xảy ra như: Chập điện, rò điện,… khi đó sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa dòng điện vào và ra khỏi mạch. RCD sẽ phát hiện ra sự chênh lệch thông qua cuộn dây cảm ứng và mạch điện tử. Nếu sự chênh lệch vượt qua ngưỡng an toàn, mạch ngắt sẽ kích hoạt làm ngắt mạch để đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người.
Phân loại RCD
RCD cố định
RCD cố định được gắn vào hộp cầu chì, bảo vệ 1 hoặc nhiều mạch điện một lúc. RCD cố định sẽ ngắt toàn bộ mạch điện khi có các sự cố về điện xảy ra. Đây là loại có hiệu quả cao nhất vì vậy nên được sử dụng ở các hệ thống điện mới hoặc được nâng cấp.
RCD ổ cắm
RCD ổ cắm được gắn vào ổ cắm, bảo vệ các thiết bị cắm vào ổ cắm đó. RCD ổ cắm chỉ ngắt mạch của riêng ổ cắm khi phát hiện ra sự rò rỉ điện ổ cắm đó. Phù hợp cho các thiết bị điện di động hoặc có nguy cơ giật điện, cháy nổ cao.
RCD di động
RCD di động chỉ ngắt mạch của riêng nó khi phát hiện sự chênh lệch dòng điện ở các thiết bị hoặc dây dẫn của chính nó. RCD di động khá linh hoạt và tiện lợi khi bạn không có RCD ổ cắm hoặc RCD cố định.
RCD gắn trên bảng điện
RCD gắn trên bảng điện, chống lại các dòng điện rò rỉ được lắp trực tiếp trên bảng, thường được sử dụng ở các hệ thống điện công nghiệp. RCD gắn trên bảng điện, có thể ngắt mạch được chọn hoặc toàn bộ bảng điện.
Xem thêm: MCCB Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của MCCB
Các thông số của RCD
- Dòng điện cắt định mức: Đây là giá định thể hiện sự chênh lệch tối đa mà RCD có thể chịu được. Các thông số thường gặp là: 30mA, 100mA, 300mA tùy thuộc vào mức độ bảo vệ cần thiết.
- Thời gian cắt: Đây là thời gian RCD cần để ngắt mạch điện khi sự chênh lệch dòng điện vượt ngưỡng an toàn. Thời gian ngắt rất ngắn từ 25ms đến 40ms, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
- Dòng điện định mức: Dòng điện tối đa của mạch điện mà RCD có thể chịu được và hoạt động bình thường. Dòng điện định mức thường là: 16A, 20A, 32A,… hoặc cao hơn tùy vào yêu cầu của hệ thống mạch điện.
- Điện áp định mức: Điện áp tối đa mà RCD có thể chịu được. Thông số này sẽ phù hợp với mạng điện quốc gia: 110V, 220V, 230V.
- Tiêu chuẩn và chứng nhận: RCD phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn điện của quốc gia và quốc tế như: IEC 61008, IEC 61009,…
Tính năng của RCD
- Bảo vệ, ngắn chặn các tai nạn về điện xảy ra dựa trên nguyên lý hoạt động.
- Có thể kiểm tra và đặt lại sau khi ngắt mạch.
- Bảo vệ 1 hoặc nhiều mạch điện.
- Có đa dạng sự lựa chọn, thể lựa chọn theo các thông số khác nhau vì các thông số này ảnh hưởng đến khả năng phát hiện và phản ứng của các thiết bị chống điện rò.
Xem thêm: RCBO Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của RCBO Trong Cuộc Sống
Cách kiểm tra thiết bị RCD
Cách kiểm tra thiết bị RCD rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhấn vào nút kiểm tra (T hoặc TEST) ở mặt trước hoặc bên của RCD.
Nếu RCD làm việc bình thường thì mạch sẽ bị ngắt. Bạn có thể nhấn nút đặt lại để mạch hoạt động lại bình thường.
Nếu mạch không bị ngắt điện, thì có thể RCD đã bị hỏng, để đảm bảo an toàn bạn nên liên hệ với người có chuyên môn đến kiểm tra và sửa chữa, trước khi sử dụng lại mạch điện.
(hình 5)
Qua bài viết vừa rồi Huỳnh Lai hy vọng đã giúp cho bạn hiểu thêm về RCD. Nếu còn thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Điện Huỳnh Lai qua hotline 0938984282.