Hiện nay, chi phí tiền điện tăng khá nhanh, trong khi đó, hiệu quả của công tác này hiện chưa thực sự rõ ràng, thiếu đánh giá khách quan. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình phải chịu các khoản phí tiền điện khá cao. Sau đây Huỳnh Lai sẽ hướng dẫn một cách đấu tụ bù làm giảm chi phí một cách chi tiết nhất.
>> Có thể bạn quan tâm:
Cách Tính Dung Lượng Tụ Bù Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
Tụ bù là gì?
Tụ bù thường được nói chung của nhiều loại thiết bị và có các tên gọi khác như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù Samwha, … Sau đây, chúng ta sẽ nói đến cách lắp đặt hay cách đấu tụ bù Samwha. Mình sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất và có hình ảnh minh họa.
Là thiết bị gồm hai vật dẫn được đặt gần với nhau, ngăn cách bằng một lớp điện môi (lớp cách điện). Tác dụng chính của thiết bị này là: tích và phóng điện bên trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện gọi là điện dung của tụ bù. Đồng thời, được tính bằng thương giữa điện tích và hiệu điện thế của tụ bù C=Q/U.
Trong các hệ thống điện, người ta thường sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng. Nhằm mục đích nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi), đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực.
Thiết bị còn giúp giảm được một khoản đáng kể, tiền điện hàng tháng (giảm vài chục % tùy theo từng đơn vị). Là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: Bộ điều khiển tụ bù, thiết bị đóng cắt, bảo vệ, cuộn kháng lọc sóng hài (cuộn kháng Mikro), thiết bị đo, hiển thị, …
>>> Xem ngay báo giá sản phẩm tụ bù Samwha tại đây
Lý do nên lắp tụ bù?
Trong xã hội hiện nay, các thiết bị điện mà ta sử dụng ngoài tiêu thụ điện còn xuất hiện lượng điện năng hao phí. Được gọi là công suất phản kháng, chính công suất này khiến cho điện năng bị hao phí làm sụt áp, quá tải dẫn tới lãng phí.
Nên sản phẩm này sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng cho các nhà máy, giúp tiêu thụ điện để nâng cao các hệ số công suất cosφ (cos phi). Đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện, tiết kiệm điện, giảm chi phí, mang lại tính hiệu quả cho các nhà sản xuất và tránh vi phạm các quy định của ngành điện lực.
Khi hệ thống điện được lắp thêm tụ bù, sẽ giúp giảm được một khoản chi phí tiền điện đáng kể. Thường thì sẽ giảm vài chục phần trăm tùy theo từng đơn vị.
Ngoài tiết kiệm điện, tụ bù Samwha còn có nhiều công dụng đặc biệt như: lọc sóng hài, làm tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp…
Đấu tụ bù như thế nào là đúng?
Cách đấu tụ bù sẽ ảnh hướng lớn đến quá trình hoạt động và công dụng của sản phẩm. Vì vậy, khi lắp phải chú ý đến cách thức, qui mô, và các loại hình khác nhau.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn: Do có tổng công suất thiết bị lớn, thường có trạm biến áp, cần biện pháp lọc sóng nhằm bảo vệ tụ bù nên khi lắp đặt tụ bù cần chú ý dùng hệ thống tụ bù tự động chia nhiều cấp, có thể lắp đặt cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù, hạn chế cháy nổ.
Đối với các cơ sở sản xuất trung bình: Với đặc điểm tổng công suất khoảng vài trăm kW, không cần lọc sóng hài, công suất phản kháng tới vài trăm kVAr, không thể dùng phương pháp bù tĩnh mà cần chia ra nhiều cấp tụ bù: cách bù thủ công và bù tự động.
Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ: Tổng công suất khoảng vài chục kW, không cần lọc sóng hài, có công suất phản kháng tương đối thấp thì chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh đối với các nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp, tiết kiệm.
Cách đấu tụ bù
Trường hợp 1: Tín hiệu dòng điện và điện áp pha cấp cho rơ le phải cùng 1 pha (đối với loại rơ le SK, Mikro).
Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le lấy trên 2 pha còn lại.
Biến dòng lấy tín hiệu đưa vào rơ le điều khiển tụ bù phải bao gồm cả dòng điện của tải và dòng điện qua tụ. Nên lắp đúng cực tính của biến dòng: dòng sơ cấp đi vào K đi ra L, tín hiệu dòng thứ cấp cực K, L của biến dòng nối với cực K, L của rơ le. Tín hiệu dòng điện cần được lấy trên một pha, tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le được lấy trên hai pha còn lại.
Công thức tính công suất phản kháng
- Giả sử ta có công suất của tải là P.
- Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).
- Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).
- Công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2
Trên đây là những chia sẻ của Huỳnh Lai về cách đấu tụ bù. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất kì thắc mắc về sản phẩm hãy gọi ngay hotline 093.8984.282 để được hỗ trợ nhanh chóng.