Công tắc điện 2 chiều là thiết bị điện được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Công tắc 2 chiều còn được gọi với công tắc đảo chiều. Nó có nhiều chức năng tiện lợi và vượt trội hơn so với loại công tắc khác. Để hiểu rõ hơn về thiết bị, hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé
Công tắc 2 chiều là gì?
Công tắc 2 chiều còn được gọi với nhiều các tên khác như công tắc điện 3 cực, công tắc điện 2 tiếp điểm, công tắc đảo chiều,… Đây là phát minh vĩ đại của Thomas Edison trong thế kỷ 20. Thiết bị hoạt động như 2 công tắc có thể điều khiển 1 thiết bị ở 2 vị trí khác nhau.
Công tắc có cấu tạo từ 3 chân nối dây tương ứng với 3 cực đấu với dây điện để chuyển nối dòng điện (3 cực đấu gồm 1 cực động và 2 cực tĩnh). Cấu tạo có phần phức tạp hơn công tắc 1 chiều nhưng mang lại nhiều hiệu quả cao cho người sử dụng. Công tắc 2 chiều được phân thành các loại sau:
- Công tắc 2 chiều đơn
- Công tắc đôi
- Công tắc ba
Có thể bạn quan tâm: Công Tắc Thông Minh Là Gì? Lưu Ý Khi Mua Công Tắc Thông Minh
Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều
Với kết cấu gồm 1 cực vào và 2 cực ra, khi có dòng điện đi qua, chỉ có 1 cực ra được nối thông với cực vào. Từ đó, sẽ làm cho thiết bị điện hoạt động. Với cực ra còn lại khi được kích hoạt, nó sẽ làm ngắt mạch điện và các thiết bị điện sẽ ngừng hoạt động.
Phân biệt công tắc điện 2 chiều và công tắc 1 chiều
Dựa vào kết cấu và nguyên lý hoạt động, chúng ta có thể phân biệt công tắc điện 2 chiều và công tắc 1 chiều như sau:
Tiêu chí | Công tắc 2 chiều | Công tắc 1 chiều |
Nguyên lý hoạt động | Điều khiển 1 thiết bị ở 2 vị trí khác nhau | Điều khiển 1 thiết bị ở 1 vị trí cụ thể |
Số tiếp điểm | 3 cực | 2 cực |
Ứng dụng của công tắc đảo chiều
Công tắc đảo chiều ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong đời sống nhờ vào những ưu điểm tuyệt vời mà chúng mang lại. Chúng không chỉ được ứng dụng ở những công trình có quy mô lớn mà còn ở những khu vực điện dân dụng. Chúng ta sẽ thường thấy chúng được lắp đặt trong hành lang, tòa nhà, cầu thang, phòng khách, phòng ngủ,… để điều khiển các thiết bị điện.
Đặc biệt, công tắc được cực kỳ được ưa chuộng trong hệ thống điện chiếu sáng. Bởi thiết bị giúp tiết kiệm được khoảng thời gian và công sức di chuyển, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Xem thêm: Công Tắc Hành Trình Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động
Sơ đồ lắp đặt công tắc đảo chiều
Chuẩn bị thiết bị để đấu nối công tắc 2 chiều
Trước khi lắp đặt công tắc đảo chiều, khách hàng cần chuẩn bị dụng cụ/thiết bị cần thiết sau:
- Công tắc 2 chiều
- Thiết bị đấu dây với công tắc
- Dây điện
- Bút thử điện
- Tua-vít
- …
Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Sau đây, Huỳnh Lai sẽ hướng dẫn khách hàng cách đấu công tắc điện 2 chiều.
Công tắc 2 chiều có 3 cực trong đó có 1 cực chung (cực tĩnh) và 2 cực ra ( cực động). Sử dụng 2 công tắc 2 chiều gắn tại 2 vị trí khác nhau, trong đó 2 cực ra (cực động) của 2 công tắc 2 chiều được nối với nhau, cực chung (cực tính) của công tắc 2 chiều đầu tiền kết nối với dây pha (L), cực chung của công tắc 2 chiều còn lại kết nối với tải, điểm còn lại của tải kết nối với dây trung tính (N)
Lưu ý khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều
Một số điểm khách hàng cần lưu ý khi mua hoặc lắp đặt công tắc điện 2 chiều:
- Chọn những loại công tắc cho chất lượng tốt, thương hiệu uy tín và chính hãng
- Nên lắp đặt ở những khu vực/không gian thực sự cần thiết
- Tìm hiểu cách lắp đặt đúng cách để đảm bảo an toàn cho khách hàng và thợ khi lắp đặt
- Không lắp đặt công tắc 2 chiều ở khu vực ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước
- Thường xuyên kiểm tra công tắc điện và đường dây điện để kịp thời phát hiện sự cố xảy ra
Hy vọng, thông qua bài viết về công tắc điện 2 chiều có thể mang lại cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm về thiết bị công tắc 2 chiều, khách hàng có thể liên hệ với Huỳnh Lai để được tư vấn nhanh nhất.