Tiếp điểm được biết đến là một khí cụ rất quan trọng trong hệ thống điện và các thiết bị cơ điện. Tuy tiếp điểm có vai trò quan trọng nhưng rất ít khách hàng biết và hiểu rõ về chúng. Chính vì thế, Huỳnh Lai sẽ giải đáp các thắc mắc về tiếp điểm là gì? Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm,… qua nội dung bài viết dưới đây:
Tiếp điểm là gì?
Tiếp điểm được hiểu là nơi tiếp xúc của hai hay nhiều vật dẫn để cho dòng điện đi qua vật dẫn này đến các vật dẫn khác. Bề mặt cho phép dòng điện đi qua giữa các dây dẫn được gọi là bề mặt tiếp xúc. Yêu cầu của tiếp điểm cần có là:
- Các tiếp điểm/tiếp xúc chắc chắn và đảm bảo, sức bền cơ khí cao.
- Tại tiếp điểm không phát nóng quá giá trị cho phép đối với dòng điện định mức.
- Khi dòng điện bị ngắn mạch, tiếp điểm phải đảm bảo ổn định nhiệt và điện động.
- Tiếp điểm phải chịu được các tác động của môi trường, ít bị oxy hoá ở nhiệt độ cao.
Tiếp điểm là bộ phận không thể thiếu trong relay và contactor, chúng có 2 loại tiếp điểm sau:
- Tiếp điểm thường đóng (NC): Tiếp điểm này cho phép dòng điện chạy qua khi relay (rơ le) hoặc contactor (công tắc tơ) không được cung cấp điện. Khi có nguồn điện, tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra và ngắt dòng điện.
- Tiếp điểm thường mở (NO): Ngược lại với tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm này sẽ cho phép dòng điện đi qua relay hoặc contactor khi được cung cấp điện. Điều này có nghĩa là khi nguồn điện được cấp vào cuộn coil của relay hoặc contactor, tiếp điểm này sẽ đóng cho dòng điện chạy qua.
Có thể bạn quan tâm: Aptomat Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Aptomat
Ứng dụng của tiếp điểm
Tiếp điểm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tiếp điểm thường mở được ứng dụng trong các thiết bị cảm biến, làm mát,… Đối với tiếp điểm thường đóng sẽ được ứng dụng trong những thiết bị tự động như máy bơm nước và bảo vệ động cơ.
Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm
Khi cấp nguồn điện vào mạch điện điều khiển bằng với điện áp định mức của công tắc tơ ở hai đầu dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định, lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động sau đó hình thành mạch từ kín. Lúc này, công tắc tơ sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động đồng nghĩa với việc lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo. Khi bộ phận liêng động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm, tiếp điểm chính sẽ đóng lại và tiếp điểm phụ sẽ thay đổi trạng thái (tiếp điểm thường đóng mở ra và tiếp điểm thường mở đóng lại) và trạng thái hoạt động này sẽ tiếp tục duy trì. Khi nguồn điện ngừng cung cấp, công tắc tơ sẽ trở về trạng thái nghỉ và các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Cách lắp tiếp điểm phụ cho MCCB EasyPact CVS
Sau khi tìm hiểu kỹ về những kiến thức liên quan đến tiếp điểm là gì, Huỳnh Lai Electric sẽ hướng dẫn khách hàng cách lắp trực tiếp điểm phụ cho MCCB EasyPact CVS:
- Bước 1: Mở cover của bộ ngắt mạch MCCB EasyPact CVS, lưu ý phải đặt bộ ở vị trí trip.
- Bước 2: Đấu dây dẫn cho các tiếp điểm phụ.
- Bước 3: Cắt cover tại vị trí đúng quy định để đưa dây tín hiệu ra.
- Bước 4: Sau đó, lắp tiếp điểm phụ vào vị trí đúng quy định. Tiếp đến, lắp lại cover.
- Bước 5: Kiểm tra trạng thái hoạt động của tiếp điểm phụ, ta sẽ thử chức năng ON/OFF.
Xem thêm: MCCB Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của MCCB
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề “Tiếp điểm là gì?”. Nếu khách hàng còn thắc mắc về tiếp điểm hoặc những vấn đề liên quan, hãy nhanh tay liên hệ với Huỳnh Lai để được giải đáp nhé.