Tủ điện 3 pha là gì? Cấu tạo, phân loại, chức năng, cách đấu tụ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điện hoặc hệ thống chiếu sáng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự đóng/ngắt mạch của dòng điện và bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Vậy tủ điện 3 pha là gì? Hãy cùng Huỳnh Lai tìm hiểu chi tiết về thiết bị điện này thông qua cấu tạo, chức năng, phân loại và cách đấu tủ điện 3 pha nhé!

Tủ điện 3 pha là gì?

Tủ điện 3 pha là loại tủ điện có kích thước lớn. Nó có chiều cao từ 800 – 2200 mm, chiều rộng từ 500 mm. Vỏ tủ thường được làm bằng kim loại và độ dày từ 1.2 đến 3 mm. Tủ điện 3 pha được sơn tĩnh điện có thể có nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là màu ghi. Tủ điện 3 pha được xem như bộ não của một hệ thống điện. Bởi nó đóng vai trò điều khiển, vận hành và bảo vệ các thiết bị đóng cắt, cung cấp điện.

tủ điện 3 pha

Cấu tạo của tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Vỏ tủ điện được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện để tạo sự bóng loáng cho tủ, chống trầy xước. Nó được sản xuất nhiều kích thước khác nhau để người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Thậm chí 1 số loại tủ được thiết kế riêng theo yêu cầu của người sử dụng.

Tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có chức năng chủ yếu là điều khiển và bảo vệ động cơ hoặc motor công nghiệp trong dây chuyền sản xuất của các phân xưởng. Tùy vào thiết bị điện và những loại phụ tải đi kèm mà việc lựa chọn những phương thức khởi động cũng sẽ khác nhau.

>>> Xem thêm: 5 phụ kiện lắp đặt tủ điện thông dụng

Chức năng của tủ điện 3 pha

Tủ điện 3 pha có chức năng chính là dùng để lắp đặt các thiết bị điều khiển và bảo vệ hệ thống điện 3 pha. Không gian bên trong của tủ điện ba pha rất rộng rãi. Người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh hay nối các dây điện bên trong ra ngoài để kết nối với nguồn điện chính.

Các mạch điện của nó có mối nối rất chắc chắn và có hiển thị thông số rõ ràng để việc sửa chữa và bảo trì tủ điện dễ dàng và nhanh chóng. Vỏ của tủ điện 3 pha thường được làm từ thép mạ phủ một lớp cách điện tốt. Chính vì vậy mà nó có khả năng chống rò rỉ điện, chống phóng điện và chống cháy cao, an toàn cho người sử dụng.

Phân loại tủ điện

Tủ điện 3 pha điều khiển

Tủ điện ba pha điều khiển được ví là đầu não của các thiết bị điện. Nó có vai trò điều khiển mọi thiết bị cung cấp điện khác. Tủ điện 3 pha điều khiển được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, công xưởng, xí nghiệp. Bởi vì nó đáp ứng được điều kiện tải điện với nguồn điện lớn cũng như đáp ứng được môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ cao. Các cơ điện sẽ hoạt động, vận hành tốt hơn khi các thiết bị được bố trí lắp đặt bên trong tủ một cách rất hợp lý và các mối nối thiết bị trong tủ điện trở nên thuận tiện hơn trong việc tháo lắp.

Tủ điện 3 pha phân phối

Tủ điện 3 pha phân phối giữ vai trò phân chia các thiết bị điện theo cùng một hệ thống chung. Nó giúp cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn. Ngoài ra còn giúp cho việc kiểm soát, sửa chữa, bảo trì – bảo dưỡng dễ dàng hơn. Tủ điện 3 pha phân phối còn có khả năng giúp tiết kiệm điện năng. Nó không làm ảnh hưởng đến nguồn điện chung và không phát ra tiếng ồn khi hoạt động nên được nhiều người lựa chọn và sử dụng.

Tủ điện ba pha chiếu sáng

Tủ điện 3 pha chiếu sáng là loại thường được sử dụng nhiều ở những nơi công cộng như các công viên, các khu chung cư,… Tủ điện ba pha chiếu sáng giúp cho các thiết bị phát sáng. Các công tắc có vai trò đóng/mở cũng sẽ hoạt động theo quy trình được cài đặt sẵn của tủ điện. Tủ điện 3 pha chiếu sáng được thiết kế rất nhỏ gọn giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp gồm những gì?

Cách đấu tủ điện 3 pha

tủ điện 3 pha

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện 3 pha sẽ được thiết kế, lắp đặt theo các bước khác nhau. Nhìn chung tủ điện 3 pha được lắp đặt theo những bước sau đây: 

Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn thiết bị cần thiết

Để lựa chọn tủ điện 3 pha sao cho phù hợp thì người tiêu dùng cần xác định được số lượng phụ tải, số nhánh để tính toán được giá của aptomat, dây dẫn,…Các giá trị này cần được cân đối giữa kỹ thuật và kinh tế. Không nên lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.

Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện cũng như các sơ đồ về nguyên lý hoạt động

Tủ điện 3 pha được thiết kế để đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng nó cũng cần được tối ưu thiết kế để đảm bảo rằng các thiết bị điện được hoạt động một cách trơn tru nhất có thể. Khi thiết kế được sơ đồ các thiết bị điện trong tủ điện nên lưu ý đến quá trình mở rộng và điều hành hoạt động của các thiết bị điện đó.

Sau khi bố trí thiết kế thiết bị điện xong thì nên kiểm tra lại để tránh xảy ra những sai sót sau khi hoàn thiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Tiến hành gia công, lắp đặt vỏ tủ điện

Sau khi đã tính toán, lựa chọn cẩn thận được các thiết bị điện cần thiết cho tủ điện công nghiệp thì cần lựa chọn được vỏ tủ điện công nghiệp để chứa các thiết bị điện đó. Nên gia công các lỗ khoan trên mặt tủ điện để có thể thực hiện đột dập bằng máy một cách tốt nhất. Đồng thời khi lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp, bạn nên thiết kế các thiết bị điện theo nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị nên đặt ở phía trên cao của tủ điện 3 pha. 
  • Các thiết bị điều khiển như nút nhấn, công tắc thì nên đặt ở phía dưới.
  • Các công tắc nên thiết kế và được đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang để có thể thuận tiện nhất cho quá trình vận hành.

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện 

Việc thiết kế và bố trí tủ điện cần theo nguyên tắc nhất định. Các thiết bị bên trong tủ điện cần được sắp xếp chính xác và khoa học hơn để hạn chế ảnh hưởng độ nhiễm giữa các thiết bị điện, tiết kiệm được dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ và vận hành một cách ổn định hơn. 

Bước 5: Đấu dây dẫn điện trong tủ 

Dây dẫn điện cần được kết nối một cách chính xác và khoa học để đảm bảo các thiết bị điện trong tủ hoạt động tốt nhất. Đầu cốt nên phân thành các màu (đỏ, vàng, xanh…) và nên đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát được hệ thống dây dẫn và khả năng hoạt động của các thiết bị điện. Đối với dây tín hiệu có độ nhạy cao thì nên bọc lại để chống nhiễu tốt nhất.

Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển để đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải 

Sau khi đã hoàn tất việc nối dây điện cho tủ thì tiến hành kiểm tra thật kỹ hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện hoạt động. Đồng thời, khi cấp điện cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Huỳnh Lai hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể chọn lựa loại tủ điện 3 pha phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất! Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị điện. Huỳnh Lai cam kết cung cấp các thiết bị điện chất lượng, chính hãng.