Tiếp địa chống giật hay còn gọi là nối đất, đây là một phương pháp bảo vệ an toàn điện. Tiếp địa chống giật là biện pháp tối ưu giúp hạn chế các tai nạn không đáng có do điện gây ra. Vậy tiếp địa chống giật là gì? Có những cách làm tiếp địa chống giật an toàn và hiệu quả nào? Ngay sau đây, Huỳnh Lai Electric hướng dẫn bạn cách làm nối đất đơn giản nhất.
Lý do phải làm nối đất
Nối đất (Tiếp địa chống giật) là một biện pháp an toàn điện rất quan trọng nhằm bảo vệ cho người sử dụng điện và các hệ thống điện. Bởi, các đồ điện tử trong nhà thường có lớp vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại, vậy nên thường xuất hiện hiện tượng rò rỉ điện. Mặc dù ngày nay công nghệ tiên tiến nhưng vẫn không chắc chắn 100% về độ an toàn điện. Đó là lý do chính để chúng ta thực hiện làm tiếp địa chống giật.
Ngoài ra, còn có một số lý do khác như:
- Bảo vệ an toàn cho người sử dụng: Tiếp địa chống giật giúp giảm nguy cơ điện giật, ngăn chặn rò rỉ điện. Nối đất sẽ dẫn dòng điện bị rò rỉ xuống đất thay vì đi qua cơ thể con người.
- Bảo vệ thiết bị điện, công trình xây dựng: Biện pháp này giúp bảo vệ các thiết bị điện khỏi các hiện tượng như sét đánh hoặc quá tải. Điều này sẽ làm giảm thiệt hại cho các thiết bị điện và các công trình xây dựng.Giúp ổn định và đảm bảo chất lượng điện trong hệ thống: Biện pháp nối đất giúp ổn định điện áp trong hệ thống, giảm thiểu hiện tượng nhiễu điện của các thiết bị điện khác.
- Dễ dàng sửa chữa: Tiếp địa chống giật giúp kỹ thuật viên dễ dàng sửa chữa và bảo trì các thiết bị điện hơn.
Những thiết bị nào cần nối đất?
Những thiết bị điện nào cần nối đất? Các thiết bị cần làm tiếp địa chống giật là những thiết bị có liên quan đến nước. Bởi nước có khả năng dẫn nhiệt tốt nên nếu vô tình chạm vào dòng nước có điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Các thiết bị gia dụng cần nối đất như tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, tủ đông, lò vi sóng, lò nướng,…
Ngoài ra, các thiết bị điện công nghiệp như máy móc, động cơ cũng cần có hệ thống tiếp địa chống giật để tránh các sự cố điện. Hệ thống điện mặt trời như các tấm pin và inverter cần phải thực hiện tiếp địa chống giật để đảm bảo an toàn. Các bảng điện, hệ thống chiếu sáng, bóng đèn halogen hoặc LED công suất lớn, người dùng cần phải thực hiện biện pháp nối đất cho các thiết bị trên.
>>> Xem thêm: Dây nối đất là gì? Cách lắp dây tiếp đất cho an toàn
Hướng dẫn cách làm tiếp địa chống giật
Để thực hiện nối đất nhanh chóng, bạn có thể áp dụng cách làm tiếp địa chống giật sau:
- Bước 1: Xác định vị trí cọc tiếp địa, bạn nên chọn những nơi khô ráo, đất ấm và tránh các khu vực có khả năng ngập nước cao.
- Bước 2: Đào hố và đặt cọc tiếp địa, bạn cần đào một hố sâu khoảng 1m để đặt cọc. Đưa cọc tiếp địa vào hố và dùng búa để đóng cọc. Bạn đóng cọc xuống đất cho đến khi cọc gần ngang với mặt đất (nhô lên khoảng 10 cm – 15 cm).
- Bước 3: Kết nối dây tiếp địa với cọc và hệ thống điện. Trước tiên, bạn cần nối dây tiếp địa với cọc, mối nối phải chắc chắn. Bạn có thể sử dụng keo chống ăn mòn để giúp mối nối bền chặt hơn. Tiếp theo, bạn sẽ nối dây tiếp địa vào hệ thống điện của thiết bị hoặc bảng điện.
- Bước 4: Kiểm tra và lấp hố, bạn sử dụng thiết bị đo điện trở để kiểm tra độ tiếp địa. Nếu giá trị điện trở nhỏ hơn 4 Ohm sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Sau đó, bạn có thể lấp hố và làm phẳng bề mặt.
Bài viết này đã hướng dẫn xong cho bạn các cách làm tiếp địa chống giật một cách hiệu quả, hãy thực hiện vì sự an toàn của bạn và gia đình. Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm hoặc các thiết bị điện khác liên hệ ngay cho Huỳnh Lai để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm: